Rechercher dans ce blog

dimanche 25 mai 2014

kinh điển


"Nhng trò chơi kinh đin ngày xưa."

Mới đọc cái nhan đề này trên mạng Internet, không khỏi lấy làm khó hiểu.


Trước đây chỉ nghe nói tới kinh điển nhà Nho hay kinh điển Phật giáo chẳng hạn. Bài báo kể ra những trò chơi đã có từ xưa và trẻ em bây giờ còn ưa thích: trò chơi bắn bi, trò chơi ném lon, trò chơi cắt lá chuối giả làm thành đồ vật, v.v. 


"Ném lon kinh điển đây rồi, trò lê lết bùn đất, quần áo bẩn..."

Thoạt đầu tôi nghĩ có lẽ người viết báo chỉ là nạn nhân của bệnh thích dùng chữ Tàu, mà nhiều khi không hiểu rõ ý nghĩa là gì. Bệnh này rất phổ biến từ sau 1975 ở khắp miền non nước: hậu quả của ý đồ Nhà nước muốn đồng hóa tiếng Việt với tiếng Hoa.

Nhưng khi gõ hai chữ "kinh đin" tìm trên www.google.com, mới hay cách dùng hai chữ này hình như rất "chính quy" và tràn lan như nấm:

  1. Những trò chơi kinh đin ngày xưa.
  2. 50 bản nhạc Không Lời Kinh Đin Mọi Thời Đại.
  3. Chàng Trai Với Những Bước Nhảy Kinh Đin.
  4. Cách giải bài toán vô cơ kinh đin - 123doc.Vn
  5. Kinh đin Pali - Đạo Phật Ngày Nay.
  6. Phim Kinh đin hay - Xem phim Kinh đin mới nhất.


Trong thí dụ (1), (trò chơi) "kinh đin" có lẽ muốn nói là "c truyn" hay "truyn thng".

Thí dụ (2) nói về âm nhạc "c đin" (tiếng Pháp: musique classique) của Mozart, Beethoven...

Thí dụ (6) nói về những phim "kinh đin":
  • Trailer phim "Cuốn theo chiều gió".
  • "Casablanca" - tình yêu còn mãi với thời gian.
  • "Ngọa hổ tàng long" thành phim kinh đin. 
  • Universal phục chế phim kinh đin nhân kỷ niệm 100 năm.

Trong những thí dụ (3), (4) và (6), người Việt ta không hiểu hai chữ "kinh đin" mang ý nghĩa gì.

Theo Quốc Ngữ Từ Điển 國語辭典 (Taiwan):

經典 kinh điển 
(1) Kinh thư. ◇Tấn Thư : Mỗi đại sự cập nghi nghị, triếp tham dĩ kinh điển xử quyết, đa giai thi hành , , (Lí Trọng truyện ).(2) Điển tịch tông giáo. ◇Bạch Cư Dị : Phật niết bàn hậu, thế giới không hư, duy thị kinh điển, dữ chúng sanh câu , , , (Tô Châu Trùng Nguyên tự Pháp Hoa viện thạch bích kinh bi văn ). 
(3) Hình dung chế tác hay đẹp, có thể lưu truyền lâu dài, trở thành khuôn mẫu cho đời sau. ◎Như: kinh điển văn học tác phẩm

Như vậy, những chữ "kinh điển" <trong các thí dụ (3), (4) và (6)> là dùng định nghĩa thứ ba theo từ điển Hán ngữ.

Than ôi, phải coi từ điển Hán ngữ mới mong hiểu được nhiều tiếng Việt bây giờ (kể từ 1975).


Li bàn "tiếng Vit"

(2014-06-14)

Hôm nay đọc được mấy tờ quảng cáo trong một tiệm tạp hóa người Tàu chứng tỏ lối nói "đồng hóa", thường gặp trong "tiếng Việt 1975" như: "kinh điển", "giản đơn"..., không phải là chuyện "tình cờ".


经典韩国料理 kinh điển Hàn Quốc liệu lí
简箪美未食谱 giản đan mĩ vị thực phổ


Cái lối nói "rập khuôn tiếng Tàu" này của Nhà nước XHCN hẳn là làm theo ý đồ rộng lớn (kinh tế, văn hóa, quân sự) của Trung Quốc, như tằm ăn dâu, đã từ lâu nhằm nuốt chửng Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

T đin tiếng Vit , Vin Ngôn Ng Hc, Nhà xut bn Đà Nng, 2003.





Hán Vit T Đin, Đào Duy Anh, Nhà xut bn Minh Tân, 1931

cổ điển 古典

kinh điển 經典








mardi 20 mai 2014

thạch tín


Theo Hán Việt Tự Điển của Thiều Chửu, ở mục từ chữ 信 tín, định nghĩa thứ 7:

"Tên thứ đá độc, thạch tín 石信 tức thứ đá ăn chết người, sản ở Tín châu, ta thường gọi là nhân ngôn." (*)


Tên loại đá độc này (arsenic), Thiều Chửu đã ghi theo ngữ pháp tiếng Việt: "thạch tín" thay vì "tín thạch" 信石 như trong tiếng Hán.

Trong khi đó, dưới Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam, Nhà nước lại chủ trương cách nói và viết rất nhiều chữ Việt theo ngữ pháp tiếng Hoa. Thí dụ: X-quang, ca từ, Việt dịch.

Chẳng hạn, bây giờ người ta nói:

"Vào viện xin chụp X-quang", thay vì: "Vào bệnh viện xin rọi kiếng (quang tuyến X)".

"Trịnh Công Sơn là một phù thủy ca từ". Ghi chú: "Ca từ" nghĩa là "lời bài hát" theo cách nói xưa nay của người Việt Nam.

"Đọc Bình Ngô Đại Cáo Việt dịch của Trần Trọng Kim & Bùi Kỷ". Ghi chú: "Việt dịch" nghĩa là "dịch sang tiếng Việt".

Đành rằng, tiếng Việt vốn chịu ảnh hưởng sâu đậm của Hán ngữ. Hậu quả của gần "một ngàn năm nô lệ giặc Tàu" chứ phải ít đâu!

Nhưng cố tình áp đặt từ ngữ tiếng Hoa vào trong tiếng Việt như vậy, từ mấy chục năm gần đây như ta đã thấy, đáng cho người dân phải lo ngại về ý đồ của Nhà nước ngày nay muốn đồng hóa tiếng Việt với tiếng Hoa.




Chú thích:

(1) "Nhân ngôn" ám chỉ chữ Tín , gồm chữ nhân bên trái và chữ ngôn bên mặt.



jeudi 15 mai 2014

một ngàn năm nô lệ giặc tầu



Đó là câu đầu trong bài hát "Gia tài của mẹ" của Trịnh Công Sơn.

tranh vẽ: Internet

Vào những năm 1965-1970, bài ca này đã làm rúng động tâm can quân dân miền Nam. Quá chán chường chiến tranh, khao khát hòa bình.


Thời kì đó, bài ca này có tác dụng như mưu kế của Lưu Bang (Hán) cho binh sĩ của mình hát dân ca nước Sở, làm dao động dữ dội tinh thần quân đội Hạng Vũ (Sở). Trong một trăm ngàn quân Sở, đã bỏ về quê hương gần hết, chỉ còn lại mấy trăm. Chiến dịch này, lịch sử Trung Quốc gọi là "Tứ diện Sở ca". Cuối cùng, quân Hán  toàn thắng ở Cai Hạ.


Nhưng sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, ở Việt Nam, người ta hầu như không còn muốn nghe bài ca "Gia tài của mẹ" nữa. Nếu không là đem ra đặt lời khác làm chuyện cười, thành bài "Gia tài của vợ" chẳng hạn:


Một trăm năm nô lệ vợ nhà
Một trăm năm nô lệ vợ ta
Hai mươi năm rửa chén giặt đồ
Gia tài của vợ để lại cho ta
Gia tài của vợ là khối việc nhà...


Tại sao vậy?


Người ta đã sớm nhận thấy một số bài hát của Trịnh Công Sơn, như bài "Huế-Sài Gòn-Hà Nội" hay bài "Gia tài của mẹ", chỉ là công cụ tuyên truyền cho Nhà nước cộng sản miền Bắc.


Trịnh Công Sơn được khen là "phù thủy ca từ". Chính vì thế mà ảnh hưởng của những lời ca này còn dữ dội hơn nữa. Sự việc Trịnh Công Sơn có phải là "bồi bút" cho nhà cầm quyền hay chỉ là nạn nhân ngây thơ của bộ máy tuyên truyền cộng sản, lịch sử sẽ còn phán xét.


Nhưng thời sự nóng bỏng đang diễn ra trong vụ tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam bỗng khơi lại câu hát trong bài "Gia tài của mẹ".


Người ta bỗng nhận thấy lời lẽ bài ca này thích ứng gần như hoàn toàn với tình huống Việt Nam ngày nay.


Chỉ khác một điều là: ngày trước nội dung bài ca nhắm vào chính quyền miền Nam trước 1975, thì ngày nay, những cái Trịnh Công Sơn tố cáo thời đó lại áp dụng vào chính Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa:


Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
(...)
Dạy cho con tiếng nói thật thà
Mẹ mong con chớ quên màu da
Con chớ quên màu da, nước Việt xưa
Mẹ mong trông con mau bước về nhà
(...)
Một ngàn năm nô lệ giặc Tầu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
(...)
Gia tài của mẹ, một bọn lai căng
Gia tài của mẹ, một lũ bội tình. 


Trước đây, hai chữ "ngụy quyền", mà bộ máy tuyên truyền cộng sản Hà Nội đã gán cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trước 1975, thực ra là mượn từ Hán ngữ "ngụy chánh quyền".


Trong thời kì chiến tranh Trung Nhật, "ngụy chánh quyền" đặc chỉ chính quyền do Hán gian nắm giữ tại những vùng đất của Trung Quốc đã bị quân Nhật chiếm đóng.


Bây giờ, hai chữ "ngụy quyền" lại có thể dùng chỉ thẳng mặt Nhà nước Hà Nội năm 2014.

Đọc thêm:

bức dư đồ
ngụy quyền
anh là ai?
cách mạng








A-dong và Ê-va


Mt người Pháp, mt người M và mt người Vit Nam tranh lun xem Adam và Eva là ngui nước nào.

Adam và Eva (source: Internet)
Ngui Pháp: "Trn trung và try lc ngay truc mt Thượng đế như thế, ch có th là dân Pháp."

Ngu
i M: "Yêu t do đến mc l ra có th sng hnh phúc, ch cn đng đng đến trái táo, vy mà h vn không chu ni s cm đoán đó thì ch có th là dân Mỹ."

Ngu
i Vit Nam lúc y mi lên tiếng: "Qun áo chng có, nhà ca chng có, thm chí đến ăn mt trái táo cũng b cm, thế mà vn bo là sng trên thiên đưng thì ch là dân Vit Nam!"

(Ngun: Internet)

Li bàn "tiếng Vit"

Chuyn dân gian cười ra nước mt. Nhưng là s tht ... trn trung xã hi ch nghĩa (xo hết ch nói)!