- Khẩn trương triển khai biện pháp đối phó bão số 4.
- Khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về đất đai.
- Cần khẩn trương khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường phổ thông.
- Khẩn trương xác định nguyên nhân lỗ của doanh nghiệp xăng dầu.
- Ăn tranh thủ - ngủ khẩn trương - học bình thường - yêu đương là chính.
- Khẩn trương làm rõ nghi án vụ nam sinh bị bắn vào đùi.
- Các "ông lớn" phải khẩn trương tính thoái vốn ngoài ngành.
- Lực lượng tìm kiếm, cứu hộ không kể thời gian, khẩn trương tìm kiếm nạn nhân vụ sạt lở mỏ than Phấn Mễ, Thái Nguyên, ngay cả trong đêm.
- Yêu cầu các sàn bất động sản khẩn trương lập báo cáo về chống rửa tiền.
"Khẩn trương" cũng là một
trong hàng trăm từ tiếng Hoa "mới" được nói và viết tràn ngập trong
tiếng Việt sau 1975, thay cho những cách nói sẵn có. Thực vậy, trước đây, trong
những câu thí dụ trích dẫn ở trên, người Việt thường nói: "gấp rút",
"căng thẳng", "gay go", "cấp bách", "khẩn cấp",
v.v.
Ngoài ra, trong một bài học tiếng Hoa trên
http://vietnamese.cri.cn, có giảng câu sau:
你要住院手術, 你不要緊張, 這是小手術.
Phiên âm: "Nhĩ yếu trụ viện thủ thuật, nhĩ bất yếu khẩn trương, giá
thị tiểu thủ thuật."
Dịch nghĩa: "Anh phải nằm viện phẫu thuật, anh không lo, đây là phẫu thuật nhỏ thôi."
Vậy mà, bây giờ, trong cách nói nói hằng ngày ở Việt Nam, lại thường nghe nói theo lối người Tàu: "Anh phải nằm viện phẫu thuật, anh không phải khẩn trương, đây là phẫu thuật nhỏ thôi."
Tại sao hàng loạt các cách nói sẵn có,
rõ ràng, trong sáng, một sớm một chiều, bỗng bị xóa bỏ để áp đặt thay thế bằng
những từ ngữ của người Tàu, mà không hề đem lại một khái niệm, thuật ngữ nào mới
lạ?
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.