mardi 23 avril 2013

chùa Cầu Hội An


Bản tin này đăng trên VTC News (20/07/2012) có thể coi là tiêu biểu cho "văn chương báo chí" ở Việt Nam ngày nay.

Nguyên văn

Lời bàn "Tiếng Việt"

Chùa Cầu - Hội An:

"Đẹp nhưng ... hôi"

 



(VTC News) - Tình trạng ô nhiễm, bốc mùi tại kênh Chùa Cầu (Hội An) đang khiến thành phố du lịch này xấu đi trong mắt du khách trong và ngoài nước.



Theo phản ánh của người dân sinh sống gần kênh Chùa Cầu, tại phường Minh An và Cẩm Phô (TP Hội An), hơn chục năm nay, hàng trăm hộ dân nơi đây phải hứng chịu tình trạng hôi thối do nước tại kênh Chùa Cầu ô nhiễm.

Mặc dù người dân đã phản ánh, nhưng tình trạng cũng không mấy được cải thiện.
Phản ánh: cũng như rất nhiều từ tiếng Việt bây giờ, mang gốc tiếng Hoa. Ở đây dùng theo nghĩa: "báo cáo trình bày một thực trạng không tốt nào đó cho nhà chức trách biết để mà giải quyết vấn đề".  Nghĩa này khác với nghĩa thường dùng ở miền Nam trước 1975.

Hộ: bây giờ hay dùng chữ gốc Tàu hơn xưa. Dân Việt bị bắt theo cán bộ Nhà nước nói ra rả "căn hộ", "hộ khẩu"... thay vì "căn nhà", "sổ gia đình"... Xem thêm: ở đây.
Du khách đến di tích Chùa Cầu bức xúc vì mùi hôi thối bốc lên từ kênh nước ô nhiễm 
Bức xúc: lấy làm bực bội khó chịu. Xem thêm: ở đây.
Một người dân sinh sống dọc kênh Chùa Cầu (đường Trần Phú, TP Hội An) cho biết : “Hôi thối không tả nổi, mưa nắng gì cũng vậy, nước đầy hay cạn cũng như nhau. Hơn chục năm nay, người dân chúng tôi phải sống trong cảnh này, có hôm bưng chén cơm lên ăn không nổi. Năm ngoái cơ quan chức năng có cho công nhân nạo vét hồ phía trên, rồi thả cỏ, bèo ở khu vực hồ chứa nhưng đâu lại vào đó. Thối hoàn thối! Tây cứ đi qua mà lắc đầu bịt mũi”.
Chức năng: từ gốc Hán này mang nhiều ý nghĩa phức tạp, làm cho câu viết rất tối nghĩa. "Cơ quan chức năng": người miền Nam trước 1975 viết là "nhà chức trách" có phần rõ ràng dễ hiểu hơn

Xem thêm: ở đây


Cũng theo người dân, nguyên nhân của tình trạng này là do nước thải từ các nhà hàng, khách sạn trên đường Hai Bà Trưng và khu vực lân cận chưa qua xử lý vô tư đổ xả ra hồ chứa gần đó rồi chảy hết ra hồ chứa phía bên trên.

Từ đây, nước thải ô nhiễm chảy ra kênh Chùa Cầu càng thêm ô nhiễm, bốc mùi.
Xử lý: đây là một từ gốc Hoa bị lạm dụng rất nhiều trong cách nói và viết ở Việt Nam sau 1975.

Riêng trong bản tin ngắn ở đây đã có 5 lần "xử lý". Xem thêm: ở đây.

Vô tư: đây cũng là một từ gốc Hoa, đã biến nghĩa hết sức quái gở trong tiếng Việt. Xem thêm: ở đây.


Nước dẫn về kênh Chùa Cầu ô nhiễm bốc mùi và đen kịt 



Ngày 18/7, phóng viên có mặt tại kênh Chùa Cầu - nơi tập trung rất đông du khách trong nước và nước ngoài đến để chụp ảnh, tham quan. Tuy nhiên, ai cũng lắc đầu ngán ngẩm vì mùi hôi thối bốc lên từ dòng kênh đen ngòm, đầy rêu đen.

Chưa hết, lượng nước ô nhiễm chảy ra sông Hoài càng khiến du khách và người dân quan ngại.
Tham quan (gốc Hoa): xem thêm ở đây.

Quan ngại (gốc Hoa?): bận tâm, lo lắng.


Anh Hoàng, du khách Hà Nội cùng gia đình đến đây chụp ảnh lưu niệm lắc đầu: “Đẹp thì có đẹp, nhưng hôi thối quá. Chính quyền địa phương phải làm sao chứ biểu tượng của Hội An mà để như thế này thì thật khó chấp nhận”.
Lưu niệm (gốc Hoa?): giữ lại làm kỉ niệm.


Mặc dù chính quyền địa phương đã cải tạo hồ điều hòa phía thượng lưu kênh Chùa Cầu, nhưng tình trạng ô nhiễm tại đây cũng không được cải thiện là mấy 



Tiếp tục đi ngược dòng kênh Chùa Cầu lên khu vực khu phố 5B, phường Cẩm Phô mới thấy, không chỉ người dân sống gần Chùa Cầu phải gánh chịu tình trạng này mà còn có hàng trăm hộ dân sống dọc mương Ồ Ồ (khu phố 5B, phường Cẩm Phô, TP. Hội An) cũng phải sống trong cảnh tra tấn bởi mùi hôi thối, xú uế của nước thải chảy qua con mương này hàng chục năm nay.

Anh Quân, người dân tại đây bức xúc: “Phản ánh hoài mà có thay đổi gì đâu. Trong khi con mương này là nơi chứa, dẫn nước thải của gần như toàn bộ nhà hàng, khách sạn tại các tuyến đường nơi đây đổ về. Từ đây, nước thải chảy về hồ điều tiết rồi ra kênh Chùa Cầu”.



Anh Quân cũng cho biết, người dân kiến nghị đúc đanh, che mặt cống lộ thiên thì chính quyền phường không đồng ý, nên người dân phải sống chung với hôi thối.

"Đó là chưa kể mùa mưa, nước cống ô nhiễm cứ vậy tràn vào nhà, bẩn thỉu không thể tả được” - anh Quân nói.
Kiến nghị (gốc Hoa 建議): đưa ra ý kiến để xem xét, thảo luận, giải quyết, v.v.


Mương Ồ Ồ (phường Cẩm Phô), nơi chứa, dẫn nước thải của cả khu vực chảy về Chùa Cầu bị ô nhiễm nghiêm trọng khiến người dân bức xúc gần chục năm nay 



Theo thống kê của ngành môi trường TP. Hội An, khu vực kênh Chùa Cầu, là bãi đáp của hơn 2.000 m3 nước thải từ hệ thống mương thoát nước thải của 3 phường Minh An, Cẩm Phô, Tân An (Hội An).

Số lượng dân cư thường xuyên xả nước thải sinh hoạt khoảng 12.000 người và gần 30 khách sạn, 3 nhà hàng lớn cùng nhiều nhà hàng nhỏ, khiến tình hình ô nhiễm ở đây càng trở nên nghiêm trọng.



Về vấn đề này, ông Trương Văn Bay, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An thừa nhận: “Lượng nước thải phát sinh tại đây là do nước thải của các nhà hàng tại khu vực đường Hai Bà Trưng đổ ra ứ đọng gây nên".

Theo ông Bay, để xử lý, TP đã cho nạo vét hồ điều tiết nơi đầu nguồn kênh nước chảy qua Chùa Cầu và cho bơm nước rửa trôi… Nhưng cũng chỉ là giải quyết tình thế.

"Hiện chúng tôi đang xúc tiến nhanh việc xây dựng trạm xử lý nước thải đầu nguồn tại khu vực đường Phan Châu Trinh, không cho nước thải chảy trực tiếp ra Chùa Cầu mà phải được xử lý đảm bảo sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng này. Đối với tuyến mương Ồ Ồ chảy qua khu phố 5B sẽ xây dựng thành tuyến cống kín sau khi trạm xử lý nước thải xây dựng xong sẽ giải quyết được tình trạng hôi thối hiện nay” - ông Bay nói.
Giải quyết tình thế: khó hiểu. Theo văn mạch đoán nghĩa là "giải quyết tạm bợ qua loa", trái với "giải quyết dứt điểm" ở dưới.






Đảm bảo: xem thêm ở đây.


Cũng theo Phó Chủ tịch UBND TP Hội An, nếu không gặp khó khăn về tài chính thì dự kiến nhà máy sẽ được xây dựng vào cuối năm nay với kinh phí khoảng 6-7 tỷ đồng, kinh phí sẽ do tổ chức Jica Nhật Bản tài trợ.



Như vậy, trong thời gian chờ trạm xử lý nước thải được xây dựng và đi vào hoạt động thì di tích Chùa Cầu tiếp tục chìm trong mùi hôi thối, ô nhiễm, hình ảnh du lịch Hội An tiếp tục bị ảnh hưởng.

Bửu Lân

Kết luận:

Bản tin kêu ca về tình trạng cống rãnh dơ bẩn lâu năm ở thành phố du lịch nổi tiếng Hội An (đối với người Pháp và Nhật chẳng hạn) mà nhà chức trách Việt Nam vẫn mãi không giải quyết nổi.

Đọc bản tin ngắn này, không khỏi lo ngại vì chiều hướng đồng hóa tiếng Việt với tiếng Tàu từ 1975.








Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire

Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.