"Quê hương anh nước mặn đồng chua
"Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
"Anh với tôi đôi người xa lạ
"Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
"Súng bên súng, đầu sát bên đầu
"Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
"Đồng chí!"
"Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
"Anh với tôi đôi người xa lạ
"Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
"Súng bên súng, đầu sát bên đầu
"Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
"Đồng chí!"
Đây là mấy câu thơ (Chính Hữu, 1948) cực tả ý nghĩa
ban đầu của hai chữ "đồng chí": Chỉ người cùng chí hướng, phấn
đấu cho một sự nghiệp chung.
"Sự nghiệp chung" ở đây là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thời
kì đó.
Tuy nhiên, từ này có lẽ bắt nguồn trong cái tên của tổ
chức "Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội", do Nguyễn Ái Quốc thành lập năm 1925 tại Quảng Châu, Trung Quốc.
Sau này hội này còn mang tên là "Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên".
Đó là một tổ chức cách mạng của Việt Nam hoạt động chống
lại sự đô hộ của thực dân Pháp tại Đông Dương và tuyên truyền chủ nghĩa Marx-Lenin.
Rõ ràng, từ "đồng chí"
mang ý thức hệ Liên Xô và viết chữ theo Tàu cộng sản (Xem: tóng zhì 同志 http://www.zdic.net/c/c/14b/327808.htm).
Tiếp theo đó là hàng loạt
những từ ngữ của Trung Quốc ồ ạt xâm nhập tiếng nói người Việt: vô sản giai cấp, phong kiến chế độ, tư bản
chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa, vân vân và vân vân.
Ở miền Bắc, từ 1945, Hồ
Chí Minh và các "đồng chí" của ông lập
nên một chế độ chuyên chính độc tài độc đảng, đồng thời tiếp tục làm công cụ
cho khối cộng sản quốc tế phá hoại miền Nam, cho đến tháng Tư 1975, thành công
áp đặt xã hội chủ nghĩa trên toàn cõi Việt Nam.
Sự kiện hàng trăm từ ngữ
chữ Hán, một sớm một chiều từ 1975, nhất loạt thay thế những cách nói thông dụng
ở miền Nam cũ không phải là sự biến hóa tự nhiên của một ngôn ngữ: xử lý, đăng kí, hộ khẩu, cải tạo, sự cố, chất
lượng, hải quan, tham quan, hộ chiếu, v.v. (Xem: http://tieng-viet-dtk.blogspot.fr/2012/09/bang-tu-vi-tieng-viet-1975.html).
Tuần báo Thanh Niên của Nguyễn Ái Quốc (Quảng Châu)
Ngày 23/11/2013 Báo điện tử
QĐND đăng bài: 3000 Thanh Niên Việt Nam (TNVN) tập trung ở các cửa khẩu: Lạng
Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh và lên đường sang Trung Quốc dự liên hoan giao lưu Thanh Niên Việt Nam và Thanh niên Trung Quốc, tổ chức lần 2
bắt đầu từ ngày 24 đến 27 tháng 11 tại các thành phố: Liễu Châu, Bắc Hải, Khâm
Châu, Quý Cảng, Ngọc Lâm, Phòng Thành, Sùng Tả và Nam Kinh.
Đoàn TNVN được chia làm 7
nhóm đi 7 thành phố, tham gia các hoạt động như: Lễ khởi công xây dựng cửa khẩu
Đông Hưng. Thăm một số di tích gắn liền với cách mạng VN và chủ tịch Hồ Chí
Minh. Tọa đàm phát triển công nghiệp, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao với
thanh niên địa phương Trung Quốc. Sau cùng là trồng cây hữu nghị "Thanh
niên Việt Trung".
(Xem: http://danlambaovn.blogspot.fr/2013/11/csvn-va-nhung-am-muu-han-hoa-viet-nam.html#.Up9kJfaNAfo).
(Xem: http://danlambaovn.blogspot.fr/2013/11/csvn-va-nhung-am-muu-han-hoa-viet-nam.html#.Up9kJfaNAfo).
Từ năm 1925 lấy hai chữ "đồng chí" (tóng zhì 同志) đặt tên cho tổ chức
"Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội", đến năm 2013 phát động phong trào trồng
cây hữu nghị "Thanh niên Việt Trung" cùng hô hào các "đồng chí" Việt Nam hãy là "láng giềng tốt" của Trung Quốc, càng ngày người dân trong và ngoài nước càng thấy rõ tất cả đều là những chiêu bài của phương Bắc nhằm nuốt chửng Việt Nam.
Nhưng hai chữ "đồng chí" ngày nay đã trở nên rỗng nghĩa hoàn toàn, nếu không nói là hàm ý tráo trở. Chính ở Trung Quốc những năm gần đây, nhà cầm quyền cũng khuyến cáo dân chúng tránh dùng hai chữ "đồng chí". Bây giờ, ở Việt Nam, ngay cả các cán bộ Nhà nước cũng có phần e ngại khi nói đến hai chữ này.
Vì không thể dối gạt người dân mãi được.
Nhưng hai chữ "đồng chí" ngày nay đã trở nên rỗng nghĩa hoàn toàn, nếu không nói là hàm ý tráo trở. Chính ở Trung Quốc những năm gần đây, nhà cầm quyền cũng khuyến cáo dân chúng tránh dùng hai chữ "đồng chí". Bây giờ, ở Việt Nam, ngay cả các cán bộ Nhà nước cũng có phần e ngại khi nói đến hai chữ này.
Vì không thể dối gạt người dân mãi được.
suc vat bon phan quoc
RépondreSupprimer