Hai chữ "ngụy quyền" chỉ chính quyền miền Nam cũ trước 1975.
Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh
không có từ này. Cứ theo ý đồ đồng hóa tiếng Việt với tiếng Tàu từ vài chục năm gần đây, ta phải tìm nguồn gốc hai chữ này trong từ điển chữ Hán.
Quả thực, "ngụy quyền" có thể bắt nguồn từ "ngụy chánh quyền 偽政權". Theo
Hán Điển (*), trong thời kì chiến tranh Trung Nhật, "ngụy chánh quyền" đặc chỉ chính quyền do Hán gian
nắm giữ tại những vùng đất của Trung Quốc đã bị quân Nhật chiếm đóng.
Khoảng những năm 1972-1975, chiến tranh Việt Nam bùng nổ dữ dội, làm chấn động lương tâm thế giới. Rất nhiều phong trào
kêu gọi hòa bình nổi dậy, đặc biệt ở Âu châu và nhất là tại Pháp. Hà Nội đã khôn khéo tuyên truyền khiến cho đa số dư luận quốc tế đều tưởng lầm rằng chiến tranh Việt Nam chỉ là cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Ở Pháp, hai chữ "ngụy quyền" được dịch là "gouvernement fantoche du Sud
Vietnam".
Hiệp định Paris ki
năm 1973 đưa đến sự sụp đổ hoàn toàn của "ngụy quyền" Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Nhà nước cộng sản quyết định đổi tên nước "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa"
thành "Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" và
vẫn giữ lại cách ngôn (devise nationale) cũ theo đúng bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, sau khi giành độc lập từ thực dân
Pháp và Nhật, đã được Hồ Chí Minh soạn thảo, và đọc trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945:
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hỡi ơi, gần 70
năm qua, người dân Việt Nam càng ngày càng thấy rõ ba cặp chữ cách
ngôn này chỉ là "ngụy ngôn", tức là
lời nói dối (parole mensongère) mà thôi!
Ghi chú:
Bài đọc thêm
Ngụy quân tử là nguy hiểm nhất mọi thời đại.
RépondreSupprimerhttp://ksvadl.com/khach-san-ha-tinh
http://ksvadl.com/cua-lo