Thế nào là một bài thơ hay?
Tại sao cùng một bài thơ, có người cho là "lạt hơn nước ốc", có người khen là "thanh diệu"? Xin xem:
Quách Tấn (Bóng ngày qua)
Quách Tấn (Bóng ngày qua)
Vào tiệm ăn, tiệm giải
khát, chỉ nghe một máy thu thanh mà đã nhức đầu, huống hồ ở chung
quanh nhà tôi, ông bà láng giềng nào cũng có máy thu thanh không to thì nhỏ, và đua nhau mở cả ngày
cả đêm! Nhà này nghe cải lương, nhà kia nghe tân nhạc, nhà nọ nghe thời sự...
chỗ này thì mở đài Saigon, chỗ kia thì mở đài Nha Trang, chỗ nọ thì mở đài ngoại quốc... sáng chửa tinh sương đã nghe tiếng, trưa vẫn nghe tiếng, khuya lơ khuya lắc vẫn cứ nghe tiếng... Ngày nào được năm mười phút yên tịnh thật quý hơn người nghiện được thuốc phiện tinh...
Một hôm tôi thức dậy sớm và
hết sức ngạc nhiên! Không biết vì điện cúp, hay các ông các bà hàng xóm ngủ quên, mà tiếng
máy thu thanh ngừng ngừng hẳn! Nằm nơi võng cột dưới hiên, nhìn cây mận in trên nền trời hừng đông và nghe sẻ kêu chinh chích, lòng tôi tràn ngập hân hoan cao hứng,
tôi ngẫu chiếm được một tuyệt:
Cảm ơn ông hàng xóm
Ngừng mở máy thu thanh
Võng đưa thềm mận chín
Nghe sẻ gọi bình minh
Ngừng mở máy thu thanh
Võng đưa thềm mận chín
Nghe sẻ gọi bình minh
Tôi lấy nhan đề là
Tiếng Vui.
photo Internet
Thạch Trung Giả khen là thanh
diệu và nói:
— Chỉ có vài nét mà
diễn tả được hai nếp sống — một sống theo đời sống máy móc, giả tạo ồn ào — một sống cùng thiên nhiên, hòa mình cùng tạo vật,
thanh tịnh, ung dung...
Tôi tiếp:
— Bọn mình sống rất
thanh đạm, một hớp nước giếng, một tiếng chim cành... cũng đủ cho mình vui thích, mình không dám
đòi hỏi gì của đời hết, thế mà người vẫn không để mình sống yên! Được những phút thanh tịnh ung dung... không phải dễ. Người xưa
thích an nhàn, ca tụng thú an nhàn thật phải quá!
Bài "Tiếng Vui"
không có công phu uẩn nhưỡng (1), cũng không có công phu thôi xao, ý thơ và lời thơ xuất
phát một cách tự nhiên, tôi không ngờ có giá trị: chẳng những Thạch Trung Giả khen mà Phạm Công Thiện và Thi Vũ cũng rất thích. Hai bạn đều liệt vào số thơ hay.
Nhưng "Tiếng Vui" được bạn trẻ thưởng
thức bao nhiêu thì bị bạn già hất hủi bấy nhiêu! Một thi hữu trong Hương Bình Thi Xã bút hiệu Bá Nhiệm, vào Nha Trang
chơi, nhân đọc "Tiếng Vui", mới nói cùng bác Vân Sơn:
— Thơ như thế mà vẫn có
người khen thì thơ đã đến ngày mạt vận!
Bài ấy không biết do
đâu mà có nhiều người biết? Các vị tao ông trong Nha Thành Thi Xã đều chê là "lạt hơn nước ốc"!
Bị phái lão thành chê như thế, nếu
không có mấy bạn thanh niên ưa, thì mình có dám đem "Tiếng Vui" vào
"Mộng Ngân Sơn" để cho "xuất giang hồ" chăng?
Chưa chắc.
Cho nên, mặc dù Phạm
Công Thiện thường nói:
— Thơ ông không còn là
chuyện hay hay dở nữa. Nội tâm ông làm việc đã nhiều, những gì ông viết ra đều đã được hàm dưỡng. Mỗi bài thơ là mỗi mảnh hồn chứ không còn là lời, là chữ.
(1) Có mà mình không để ý. Lòng khao khát được sống yên tĩnh nung nấu một cách âm thầm đã biết bao ngày tháng rồi!
(1) Có mà mình không để ý. Lòng khao khát được sống yên tĩnh nung nấu một cách âm thầm đã biết bao ngày tháng rồi!
Đọc những gì Huynh viêt, biết đấy mà đệ không viết và không nói gì.
RépondreSupprimerĐọc đi đọc lại thấy là hay, mà nói với ai.
Hai trăm năm lẻ sau này nữa,
Thiên hạ ai còn nhớ Tố Như.
Mà đệ vẫn nhớ Anh.
Anh đừng cười đệ nhé.
Cô bạn bao nhiêu năm cứ trách đệ:
Anh viết sai rồi.
Đâu phải tựa bài hát,chỉ là câu hát thôi.
Thì
Được văn mất ý, được ý quên lời.
Thê thôi.
Bài của Anh, đệ đọc mãi.
24 juin 2012 14:34