Thời điểm 1975 là một mốc quan
trọng, ghi dấu những biến hóa tất nhiên sau một biến cố lịch sử, đồng thời mang
lại nhiều xáo trộn lớn trong ngôn ngữ Việt Nam. Thực vậy, kể từ 30 tháng 4 năm
1975, hàng loạt từ ngữ mới ồ ạt xâm nhập tiếng nói người dân miền Nam cũ. «Mới»
ở đây là: về hình thức (những từ này hầu như chưa hề có mặt trước đó ở miền
Nam) hoặc về nội dung (những từ này người miền Nam cũ đã biết, nhưng ý nghĩa của
chúng đã biến đổi rất nhiều).
Tùy theo đặc tính, ta có thể
phân loại các từ «tiếng Việt 1975» như sau:
1) Từ chuyên chính xã hội chủ nghĩa, gọi vắn
tắt là «từ chuyên chính»: đó là những
từ tiếng Hoa 100%, tuân theo mô hình tổ chức xã hội chuyên chế Trung Quốc. Nguồn
gốc của những từ này là do cấp lãnh đạo và cán bộ được đào tạo theo đường lối
cách mạng cộng sản Trung Quốc rồi đem áp đặt trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ năm
1975. Thí dụ: xử lý, cải tạo, đăng ký.
2) Từ đồng hóa: đó cũng là những từ tiếng
Hoa 100%, mặc dù không mang lại một khái niệm hoặc đáp ứng một nhu cầu ngôn ngữ
nào mới, bỗng nhiên ồ ạt thay thế những cách nói tương đương sẵn có ở miền Nam
cũ, theo chiều hướng đồng hóa tiếng
Việt với tiếng Hoa. Thí dụ: X-quang, khẩn trương, bức xúc, nội y, ngoại hình.
3) Từ độc tôn: đó là những từ, không có gốc
Hoa 100% như loại "đồng hóa" ở trên, nhưng rất thông dụng ở miền Bắc,
được đem ưu tiên thay thế cho những từ tương đương sẵn có ở miền Nam trước. Nhà
nước như có chủ trương xóa bỏ những dấu vết tiếng nói của chế độ cũ. Chẳng hạn,
hai chữ "xe hơi" càng ngày càng ít được dùng, và người ta thường chỉ còn nói
và viết hai chữ "ô tô".
4) Từ tạp chế: đó là những từ ghép một
{thành phần chữ Hoa} với một {thành phần gốc Hoa hoặc không phải gốc Hoa}, và
nhiều khi không tuân theo ngữ pháp tiếng Việt gì cả. Thí dụ: da liễu, cẩu ngoại, bếp trưởng, cáp quang.
5) Từ biến nghĩa: đó là những từ (gốc tiếng
Hoa hay không phải gốc tiếng Hoa) mà nội dung đã biến đổi, bao hàm một ý
nghĩa hoàn toàn khác lạ. Thí dụ: đại gia, chân dài, cơm trắng.
6) Từ mới tạo: đó là những từ không thuộc
vào 5 loại trên, do nhu cầu tự nhiên phải thích ứng với biến hóa trong xã hội
mà được tạo nên.
***
tiếng Việt 1975
|
phân loại
|
Hoa ngữ
|
phân tích
|
ghi chú
|
bếp trưởng
|
4) tạp chế
|
|||
bức xúc
|
2) đồng hóa
|
逼蹙
|
||
ca từ
|
2) đồng hóa
|
歌詞
|
||
cải tạo
|
1) chuyên chính
|
改造
|
||
cẩu ngoại
|
4) tạp chế
|
|||
cẩu tặc
|
4) tạp chế
|
|||
chân dài
|
4) biến nghĩa
|
|||
chất lượng
|
2) đồng hóa
|
質量
|
||
chức năng
|
2) đồng hóa
|
質量
|
||
cơm trắng
|
5) biến nghĩa
|
|||
da liễu
|
5) tạp chế
|
|||
đả nữ
|
2) đồng hóa
|
打女
|
||
đại gia
|
5) biến nghĩa
|
大家
|
||
đáp án
|
2) đồng hóa
|
答案
|
||
giản đơn
|
2) đồng hóa
|
简单
|
||
hải quan
|
2) đồng hóa
|
海关
|
||
hộ chiếu
|
2) đồng hóa
|
护照
|
||
hộ khẩu
|
1) chuyên chính
|
戶口
|
||
khẩn trương
|
2) đồng hóa
|
緊張
|
||
kỹ năng mềm
|
6) từ mới tạo
|
tiếng Anh: soft skills
|
||
ngoại hình
|
2) đồng hóa
|
外形
|
||
nhất trí
|
2) đồng hóa
|
一致
|
||
nội y
|
2) đồng hóa
|
內衣
|
||
ô tô
|
3) độc tôn
|
thay cho "xe hơi"
|
||
phản cảm
|
2) đồng hóa
|
反感
|
||
phần mềm
|
6) từ mới tạo
|
tiếng Anh: software
|
||
phụ kiện
|
2) đồng hóa
|
附件
|
||
phục vụ
|
2) đồng hóa
|
服務
|
||
siêu
|
2) đồng hóa
|
超
|
cùng loại: siêu mẫu, siêu xe
|
|
sở hữu
|
2) đồng hóa
|
所有
|
||
sự cố
|
2) đồng hóa
|
事故
|
||
sự kiện
|
2) đồng hóa
|
事件
|
||
tập đoàn
|
1) chuyên chính
|
集團
|
||
tham quan
|
2) đồng hóa
|
參觀
|
||
trình duyệt
|
6) từ mới tạo
|
tiếng Anh: browser
|
||
Việt dịch
|
2) đồng hóa
|
越譯
|
||
vô tư
|
5) biến nghĩa
|
|||
X-quang
|
2) đồng hóa
|
X-光
|
||
xử lý
|
1) chuyên chính
|
處理
|
||
xử trí
|
2) đồng hóa
|
處置
|
||
Ce commentaire a été supprimé par l'auteur.
RépondreSupprimer1) Bếp trưởng: Trước 1975 có từ "trưởng lớp" thay vì "lớp trưởng". Vậy mình có thể gọi là "trưởng bếp" không? Đành rằng cũng là gồm hai chữ "trưởng" (tiếng Tàu) và chữ "bếp" (tiếng Việt). Nhưng "trưởng bếp" theo cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt (thí dụ: chủ nhà), còn "bếp trưởng" theo ngữ pháp tiếng Hoa (thí dụ: gia chủ).
SupprimerBàn về tiếng Việt như trên blog này, thực ra không phải cứ phải khư khư không chịu thích ứng với sự biến hóa tự nhiên của mọi tiếng nói.
Điều nhận thấy đáng tiếc nhất là khuynh hướng (từ lâu ở miền Bắc, từ 1975 ở miền Nam) rập khuôn tiếng Hoa theo xã hội chuyên chế Trung Quốc.
Lịch sử VN cho thấy những thời kì có tinh thần tự chủ cao (nhà Trần, nhà Lê, vua Quang Trung Nguyễn Huệ, v.v.) thì tiếng quốc âm (chữ Nôm) được coi trọng.
2) Giáo viên: Hồi trước 1975, ở VN đã dùng "giáo viên" rồi thì phải. Nhưng cũng thường nói: thầy giáo, cô giáo.