Rechercher dans ce blog

mardi 4 mai 2021

Truyện Kiều thời điện số

 


Truyện Kiều có 3.254 câu thơ 6 hoặc 8 chữ, tức là 22.778 chữ đơn cả thảy.


Hôm nọ vào trạm web "Giúp đọc Truyện Kiều

www.vanlangsj.org/TruyenKieu/  

xem trang index, không ngờ Nguyễn Du chỉ dùng 2.358 chữ khác nhau thôi.


Ôi, Tố Như tử "có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ đã nghìn đời" (*01) — hóa ra chẳng cần dùng chữ chi nhiều.


10 chữ có số lần dùng cao nhất: một, đã, người, nàng, lòng, lời, cũng, cho, là, rằng.


Dưới đây là kết quả chính xác:


một (323)
đã (267)
người (225)
nàng (199)
lòng (176)
lời (173)
cũng (171)
cho (170)
là (170)
rằng (160)


Chữ đơn đoạt giải quán quân, ấy là chữ "một", dùng 323 lần trong tập truyện thơ.


Có lạ lùng không.


9 chữ theo sau dùng từ 160 lần tới 267 lần.


Nói số gọn theo hàng chục cho dễ nhớ:


  • chữ "một" dùng khoảng 300 lần.
  • 9 chữ kia dùng mỗi chữ  vào khoảng từ 150 cho tới 250 lần.


Chỉ có 2.358 chữ Việt đơn ấy, mà:


1316. Lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu.


Hồi xưa còn nhỏ, học Truyện Kiều năm đệ Tứ (lớp 9 bây giờ), sao mà ngán như ăn cơm nếp nát.


Đến năm đệ Nhị (lớp 11 bây giờ), thầy dạy môn Việt văn là thi sĩ Vũ Hoàng Chương.


Hai câu ca dao học được của thầy là:


Làm trai biết đánh tổ tôm,

Uống trà mạn hảo xem nôm Thúy Kiều.


Sau này, còn tìm được hai câu khác rất dễ thương:


Em ơi đừng khóc chị yêu,

Nín đi chị kể truyện Kiều em nghe.


Không nhớ từ năm nào tôi mới thực sự thấm Kiều?


Cuối năm 1968, được du học bên Pháp, Bộ Quốc Gia Giáo Dục tổ chức một buổi họp mặt khoảng mấy chục du học sinh sang Pháp. Có một ông cố vấn văn hóa thì phải, nói một lời khuyên cho mỗi một du học sinh tôi không bao giờ quên: hãy mang theo một lá cờ vàng ba sọc đỏ, một cuốn sách địa dư Việt Nam, một cuốn sách sử ký Việt Nam, một cuốn tự điển tiếng Việt và một cuốn Truyện Kiều.


Tôi nghe theo lời, trừ cuốn sách địa dư và cuốn sách lịch sử, tôi mang theo đủ cả: cuốn tự điển là cuốn Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931), cuốn Truyện Kiều là cuốn của Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim hiệu đính và chú giải.


Nhớ vào khoảng năm 1972, tôi quen một anh bạn trẻ hơn tôi hai ba tuổi. Một hôm ở trong phòng trọ của tôi trong cư xá sinh viên, anh ấy giở cuốn Truyện Kiều ra đọc bâng quơ, đến câu gì đó có chữ "mùi" liền thốt lên: "Mùi", "mùi"... chữ này bố tôi biết mà.


Anh ấy là người Việt đến từ Nouvelle-Calédonie. Giọng nói anh vẫn còn mang hơi hướm cổ, của những người Việt Nam xưa theo quân viễn chinh Pháp lưu lạc đến nơi này, và còn sống theo truyền thống Việt Nam thời đó.


Tôi liền tặng anh cuốn Truyện Kiều, gửi về cho cha anh ấy bên Nouvelle-Calédonie.


Hai câu thơ Kiều có chữ "mùi" kia chắc là đây:


0139. Tuyết in sắc ngựa câu giòn,

0140. Cỏ pha mùi áo nhuộm non da trời.


Mấy tháng nay, tôi bỗng nảy ra ý muốn làm lại toàn bộ một trạm web Chú giải Truyện Kiều, chữ quốc ngữ và chữ nôm đối chiếu, đọc được trên máy PC và smartphone, rất thông dụng ngày nay.


Có thể một trong những động lực sâu xa nhất, chính là kỷ niệm của tôi với anh bạn ở Nouvelle-Calédonie kia và những suy nghĩ của tôi về tuổi trẻ Việt Nam trên khắp miền thế giới.


Trong khi cặm cụi làm việc, tôi chợt nhận ra là mình như đang học lại tiếng Việt từ đầu.


Tôi tham khảo rất nhiều những sách chú giải, hiệu đính, bình luận của những học giả tiền bối: Lê Văn Hòe, Tản Đà, Đào Duy Anh, Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim, Bùi Khánh Diễn, Hồ Đắc Hàm, Trương Vĩnh Ký, v.v.


Và phát hiện ra một điều rất bất ngờ: là họ còn rất nhiều "vấn đề" đọc Truyện Kiều.


Về nhiều phương diện: chữ nôm, chữ quốc ngữ, từ ngữ điển tích (thường là trong dòng văn học chữ Hán), sự thiếu sót về dòng ngôn ngữ ngoài dòng ngôn ngữ chữ Hán, thuật ngữ Phật giáo, phương pháp chú giải Truyện Kiều dựa theo ngữ pháp (*02).


Điều đó tuy nhiên cũng dễ hiểu thôi: vì ngày xưa không có phương tiện tra cứu dễ dàng như bây giờ, thế thôi.


Chỉ cần một cái click, người ta tìm đến hàng triệu tài liệu tham khảo bằng đủ các ngôn ngữ.


Điều may mắn cho tôi là được một anh bạn trẻ chuyên gia điện toán Internet làm cho một ứng dụng tuyệt vời: không những cho xem những trang Truyện Kiều rất mỹ thuật và nhanh chóng. Anh ấy còn làm thêm những tiện ích (tools) tìm Chú giải, Tìm chữ (trong 3254 câu thơ Nguyễn Du), index (mục lục những chữ đơn trong Truyện Kiều), vân vân.


Đó là lý do tại sao tôi đặt tên mới cho trạm web này: Giúp đọc Truyện Kiều, thay vì Truyện Kiều Chú giải đã quá nhàm.


Tìm trên Internet, sao mà những trang viết về Truyện Kiều nhiều thế. Thiền sư, học giả học thật, chính trị gia đua nhau bàn luận tràng giang đại hải. Tôi nghe nói có cả một cuộc hội thảo về đề tài Chính trị và Truyện Kiều.


Trời ạ, ông Hồ Chí Minh đã biết trước điều này hơn ai hết, nghe người ta nói ông ấy làm ít nhất 45 câu lẩy Kiều.


Trở lại đề tài bài viết này: Truyện Kiều thời điện số (ère numérique), chợt nhớ hôm nọ tìm tranh minh họa cho mấy đoạn Kiều gảy đàn, gặp một bức vẽ bằng bút chì của nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn (1940-2002) minh họa đoạn Kiều gảy đàn cho Hồ (Tôn Hiến).


tranh Lê Thành Nhơn (1940-2002)
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay



Cũng là một trùng hợp lạ thường:


2569. Một cung gió tủi mưa sầu,

2570. Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay.


4 dây, 5 đầu ngón tay.


1945: có phải là những con số định mệnh cho dân tộc Việt Nam.


Mới hôm qua là ngày 30 tháng Tư 2021.


Đã (2021-1975 = 46) năm rồi.


2571. Ve ngâm vượn hót nào tày,

2572. Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu.


Vụt nhớ tới một trang blog viết về "Bạc bà và Bạc Hạnh" (*03) nhân đọc lời bình của "bác" Tản Đà (1889-1939) về nhân vật Bạc Hạnh trong Truyện Kiều, rất hợp tình hợp cảnh với câu thơ 2572 vừa dẫn.





Chú thích


(*01) Mộng Liên Đường

https://xem-nom-thuy-kieu.blogspot.com/2022/11/mong-lien-uong.html#more

(*02) Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lêhttps://xem-nom-thuy-kieu.blogspot.com/2020/10/truong-van-chinh-va-nguyen-hien-le.html

(*03) Bạc bà, Bạc Hạnhhttps://xem-nom-thuy-kieu.blogspot.com/2021/03/bac-ba-bac-hanh.html




 

dimanche 25 avril 2021

thơ tháng tư 2021

 




Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn?

Về núi Sài Sơn ngóng lúa vàng

Sông Ðáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc

Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng

Bao giờ ta gặp em lần nữa

Ngày ấy thanh bình sẽ nở hoa

Ðã hết sắc màu chinh chiến cũ

Còn có bao giờ em nhớ ta


Quang Dũng















mercredi 24 mars 2021

mỹ nhân ăn phở

 

Lời dẫn: Vừa có người bạn học cũ (*) gửi cho bài này, chép/dán, không đổi một chấm... Chỉ xin ghi lại ngày tháng làm sử liệu mai sau. Hi vọng thế.

(*)

date:24 Mar 2021, 18:59
subject:{CVA68:9267} Fwd: Khi "mỹ nhân" đi ăn phở

24 tháng Ba năm 2021, 19:17


Đang xì xụp tô phở thì nàng bước vào quán như một luồng gió mát lại thoang thoảng hương! Vốn sợ người đời bảo máu gái nên tôi cũng chỉ dám liếc qua 1 tý nhưng công nhận xinh thật, dáng chuẩn, da trắng và làn tóc thì như mây.
 
Vừa ngồi nàng cất giọng "Ê nhóc! Lau bàn nhanh đi!" rồi quay sang nói với anh bạn đi cùng "Đéo Mẹ nó! toàn bọn lười, thấy khách thì phải biết chứ!".
 
Vừa nói nàng vừa rút xoèn xoẹt giấy lau xoành xoạch rồi vo tròn vứt xuống đất, tiện chân đá phát sang ngay chỗ tôi ngồi. Tôi định chuyền trả nhưng gã đi cùng cơ bắp quá, xương tôi lại yếu. 
 
Phở bưng ra, nàng rút chai tương xịt phèn phẹt, lấy muỗng nếm thử rồi nhân tiện muỗng ấy thò vào múc tí ớt vì "Đéo Mẹ! em phải có tí cay mới sướng anh ạ!".
 
Nhìn yểu điệu, thục nữ thế mà nàng cứ húp xoàn xoạt vì " Địt Mẹ! quán trông xấu mã mà phở ngon anh nhỉ?".
 
Vừa ăn nàng vừa kể  "Em ghét nhất mấy thằng già cứ liếc trộm! Hở ngực thì kệ mẹ người ta, khoét đùi chết gì chúng nó mà cứ hau háu như thấy thịt chó mới nướng!"
 
Nghe hơi nhồn nhột nhưng chẳng mấy khi được tận mắt chứng kiến em gái thú vị vậy.
 
Ăn xong, nàng kêu cái khăn lạnh, lau từ mặt đến tay, ngoáy cả mũi cho sạch, nhe cả hàm răng dính rau ra chà đi chà lại rồi vứt cái toẹt xuống sàn.
 
Chủ quán ra tính tiền nhắc khéo "Dưới bàn có giỏ rác chị ạ!", nàng nghe nhăn mặt bảo: "Rác vứt đầy đấy sao không nói lại hoạch họe tôi."
 
Chủ đi nàng quay sang nói với bạn: "Phở ngon chứ không em chửi bỏ mẹ nó rồi."
 
Cuối cùng thì nàng cũng quay gót ra xe sau khi đổ cả ly trà đá rửa tay lẫn mồm, nước văng tung tóe.
 
Người đâu mà duyên dáng thế không biết? Xa nhau từ sáng đến giờ vẫn còn hằn trong não tôi...


 







mardi 23 février 2021

đầu trâu mặt ngựa

 


Ai từng đọc qua Truyện Kiều, dù ở bậc trung học qua chương trình dạy Việt văn năm đệ Tứ (tức là lớp 9 bây giờ), cũng khó quên bốn chữ "đầu trâu mặt ngựa" trong đoạn miêu tả cảnh Vương viên ngoại, cha nàng Vương Thúy Kiều, bị vu cáo và bị bọn sai nha (triều đình nhà Minh bên Tàu)  đến nhà bắt bớ hành hung:


tranh Tú Duyên (1915-2012)




0577. Người nách thước, kẻ tay đao,

0578Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.

0579Già giang một lão một trai,

0580. Một dây vô lại buộc hai thâm tình.


Năm 1975, một người bạn của tôi, còn kẹt lại ở Sài Gòn, nhìn tận mắt cảnh bộ đội công an Nhà nước nhào vô thành phố vơ vét chiếm đóng nhà cửa nhân dân, xúc cảnh sinh tình, liền bật ra 2 câu Kiều đã dẫn ở trên:


0577. Người nách thước, kẻ tay đao,

0578Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.


"Đầu trâu mặt ngựa" ở đây chỉ "bộ đội công an" Nhà nước vậy.


Gần đây, tôi mới tìm được nguồn gốc sâu xa của 4 chữ này trong kinh sách Phật giáo.


đầu trâu mặt ngựa: chỉ bọn người hung ác. Do chữ "ngưu đầu mã diện" 牛頭馬面. 

(1) Ngưu Đầu 牛頭 (tiếng Phạm: Gośīrṣa) là tên của một ngục tốt ở địa ngục, tức A Bàng La Sát 阿傍羅剎. Theo kinh Ngũ Khổ Chương Cú, thì hình tượng của A Bàng là đầu trâu tay người, hai chân có móng trâu, sức mạnh có thể dời núi, tay cầm xoa sắt, mỗi xoa có ba mũi nhọn, có thể xiên vài trăm vạn người có tội ném vào trong vạc dầu. 

(2) Mã Diện 馬面 (tiếng Phạm: Aśvaśīrṣa) là tên một quỷ sứ ở địa ngục. Theo kinh Lăng Nghiêm 楞嚴: Ngục tốt Ngưu Đầu, Mã Đầu La Sát, tay cầm thương mâu, xâm nhập vào thành, đi tới Địa ngục Vô Gián. Chiều rộng của địa ngục này là 84.000 do tuần, thân hình của các chúng sinh chịu khổ trong địa ngục này cũng cao 84.000 do tuần, bởi thế thân hình chúng sinh đầy ắp khoảng không gian của địa ngục, không xen kẽ, không cách hở, cho nên gọi là "thân hình vô gián địa ngục" 身形無間地獄 (Phật Quang Đại Từ Điển 佛光大辭典).



Gần 50 năm qua, đất nước Việt Nam đang trải qua một thời kì đen tối nhất trong lịch sử xưa nay.


Mấy ngày đầu năm 2021 vừa qua lại xảy ra trường hợp kết án 3 nhà báo nhân quyền.


Dư luận thế giới vô cùng ngạc nhiên và phẫn nộ trước 3 bản án nghiêm khắc ngày 05-01-2021 mà Tòa án Nhân dân Tp Hồ Chí Minh giáng xuống cho 3 nhà báo độc lập thuộc Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, 15 năm tù cho Phạm Chí Dũng, và 11 năm tù cho Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn.


Hỡi ơi, "đầu trâu mặt ngựa" bây giờ không chỉ là đám chân tay sai bảo của Nhà nước nữa. Chúng đã thăng cấp lên bậc Tòa án Nhà nước rồi, nhân dân ơi.


Lại phải gọi tới một câu khác trong Truyện Kiều:


1706. Hay đâu địa ngục ở miền nhân gian.


Đọc lại đoạn văn miêu tả cái địa ngục "vô gián" trên đây không khỏi kinh hoàng.


http://vietnamtudien.org/vanhoc/tk_kieu.php?page_no=49











 

lundi 8 février 2021

cuối năm con chuột lẩy Kiều

 


Tối hôm qua, nhận được một email của một người bạn trẻ trong nước gửi cho xem, mới hay đã gần hết năm con chuột.

Mở ra xem, một bài rất dài, đăng trên báo mạng Internet https://vnexpress.net/quy-dinh-cam-tang-qua-tet-nhac-nho-can-bo-liem-chinh-4232664.html

Chỉ cái nhan đề bài báo thôi, đã rất nhiều hứa hẹn:

«Quy định cấm tặng quà Tết nhắc nhở cán bộ liêm chính»


Tôi có thói quen đọc lướt rất nhanh những tin tức báo chí. Bài này rất dài, nhưng tôi đã thấy ngay cái lối ăn nói lải nhải nhồi sọ tuyên truyền, ngán như ăn cơm nếp nát.

Chợt nhớ ngay đến một bài báo tương tự, viết về hoạt động của "Đoàn 969 chuyên phục vụ việc thăm Lăng Bác" ở Ba Đình Hà Nội. 

Thanh tra rồi lại kiểm tra,

Tra đi tra lại cá tra... nó vẫy vùng. (*01)


Bài báo hôm nay tôi đem chép lại ngay vào hồ sơ riêng, gọi là "Những tài liệu Lịch sử XHCN". Một ngày đẹp trời nào đó trong tương lai không định, người ta sẽ biết ngày hôm nay đây 07/02/2021 đã có ông TS Đinh Văn Minh, Vụ trưởng Pháp chế, đã nói như thế như thế, — chứ không, nếu báo vnexpress sau này xóa mất bài viết, thì con cháu lấy gì mà tin được.


Tôi gồng mình đọc lại kĩ lưỡng bài báo, cố gắng dẹp qua một bên tất cả những thành kiến ​​không tốt cho chế độ. Nhưng như người ta nói, lực bất tòng tâm, muốn cười nhưng miệng cứ méo sệch đi thôi. Sáng nay đành phải thức dậy sớm, và mở máy PC viết trang blog này cho lòng nguôi ngoai một chút.


Bạn đọc ơi, lời lẽ của ông TS Vụ trưởng Pháp chế kia, rất êm ái ngọt ngào, — như "đường mía lau"...

Mẹ già như chuối ba hương,

Như xôi nếp một như đường mía lau.


Mấy tuần nay, tôi đang đọc lại Truyện Kiều của Nguyễn Du, nhìn tấm hình ông TS Vụ trưởng không khỏi nhớ lại 2 câu thơ mô tả Mã giám sinh, là tay mua Kiều đem về lầu xanh của Tú bà:

0627. Quá niên trạc ngoại tứ tuần,

0628. Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.


Kiên nhẫn đọc thêm chục dòng nữa, lại càng thấy giống một nhân vật khác không kém phần ngoạn mục:

1059. Một chàng vừa trạc thanh xuân,

1060. Hình dong chải chuốt áo khăn dịu dàng.

1061. Nghĩ rằng cũng mạch thư hương,

1062. Hỏi ra mới biết rằng chàng Sở Khanh.


Xin đọc lời kết luận bài phỏng vấn của ngài Tiến sĩ nhân dân:

"Tặng quà trong các dịp lễ Tết vốn là câu chuyện mang tính văn hóa. Quà tặng thể hiện tình cảm quý mến, sự trân trọng, biết ơn, "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", cũng đòi hỏi chúng ta ứng xử hết sức văn hóa.

Bản thân các quy định về quà tặng hay các chỉ thị, yêu cầu về vấn đề này cũng không cứng nhắc cấm đoán mà trước hết là nhắc nhở cán bộ, công chức, về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn sự liêm chính.

Với nhận thức đầy đủ và cách ứng xử văn hóa, chuyện quà cáp sẽ giữ nguyên được giá trị văn hóa của nó trong đời sống của người Việt Nam. Ngày xuân thăm hỏi, gặp gỡ, chúc nhau an lành và có thể một chút quà nho nhỏ chắc không có gì đáng trách, bởi vì tình cảm thì luôn luôn đáng trân trọng."


Năm hết Tết đến, xin lẩy câu Kiều gửi đến Chính phủ Nhà nước (*02):

1315. Nàng rằng: Vâng biết ý chàng,

1316. Thanh tra điểm điểm hàng hàng kiểm tra.


(2021/02/07)


Chú thích

(*01) http://tieng-viet-dtk.blogspot.com/2020/08/ca-tra-vay-vung.html

(*02) https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/doan-969-phuc-vu-8-7-trieu-luot-nguoi-vao-lang-vieng-bac--611856/

* Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, Thanh tra tỉnh Bắc Giang thường xuyên rà soát, chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra; thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 769/CT-TTCP ngày 17-5-2019 của Thanh tra Chính phủ về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính đối với công chức, viên chức ngành thanh tra. Bên cạnh đó, ngành thanh tra Bắc Giang thực hiện tốt việc định hướng và chỉ đạo xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hằng năm, chú trọng khâu khảo sát, dự báo tình hình; tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các địa phương, lĩnh vực còn yếu kém trong công tác quản lý và dễ phát sinh tiêu cực như: quản lý và sử dụng đất đai; đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công; quản lý, khai thác tài nguyên, khoáng sản...

Ngành đặc biệt quan tâm phát hiện những sơ hở, bất cập về cơ chế, chính sách để kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời. Thanh tra Bắc Giang tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 15-5-2017 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp; làm tốt việc thẩm định, kiểm tra, giám sát các kết luận thanh tra; tiến hành thanh tra lại hoặc kiến nghị thanh tra, kiểm tra lại đối với một số cuộc thanh tra, kiểm tra không bảo đảm chất lượng, có dấu hiệu, biểu hiện vi phạm nguyên tắc, trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra...


PV và TTXVN






jeudi 21 janvier 2021

lại nói tốt, vẫn làm tốt

 

(2014/02/14)

Mấy hôm nay người ta chuyển cho nhau xem trên mạng Internet một bản tin về một phụ nữ gốc Việt, làm xướng ngôn viên tin tức đài truyền hình NBC, vừa đoạt giải hoa hậu tiểu bang Nebraska ở Hoa Kì. Bản tin (*) ngắn, phần chính là những bức ảnh chụp, kèm theo mấy câu dẫn giải.

Đọc đến câu: "Theo thông tin trên kênh NBC, Hoang-Kim Cung nói tiếng Việt rất tốt và cô thường thích hát những bài hát Việt Nam trong các sự kiện cộng đồng", tôi khựng lại ngay ở mấy chữ tô đỏ.

Một bức hí họa xem mấy chục năm về trước vụt hiện ra trong đầu:


ThầyNoi khong dau moi la noi tot (Nói không dấu mới là nói tốt).
TròThe sao thay mang dau lam gi (Thế sao thầy mang dâu (= râu) làm  gì)?


Bức tranh, tôi nguệch ngoạc vẽ lại theo trí nhớ. Nhưng hai câu nói, vẫn còn như in trong óc.


Bối cảnh bức hí họa là cuộc tranh luận vào những năm 1945-1954 về việc nên đánh dấu chữ viết (sắc/huyền/hỏi/ngã/nặng) như người ta vẫn quen thuộc, hoặc nên thay bằng vài kí hiệu thêm vào phía sau mỗi chữ, chẳng hạn: s = dấu sắc, h = dấu huyền, n = dấu ngã... (nguyên tắc đại khái như vậy). Vấn đề đem ra thảo luận, hình như là vì máy đánh chữ vừa mới được đem vào Việt Nam thời bấy giờ, và người ta lúng túng không biết phải gõ dấu chữ Việt ra sao. Sự việc cũng tương tự như thời kì 1980-1990 không biết cách gõ tiếng Việt có dấu trên máy điện toán.


Nhưng điều làm tôi khựng lại khi đọc bản tin trên đây, thực ra là ở hai chữ "nói tốt". Nghe thật nghèo nàn, èo uột nếu không bảo là ngô nghê, dốt nát.


Tôi vẫn tự hỏi: Cái lối nói: "học tốt", "làm tốt", "lao động tốt"... không biết xuất hiện từ bao giờ? Có người đưa ra ý kiến này có vẻ hợp lí: Chữ "tốt" đó là do các cán bộ Việt Minh viết những khẩu hiệu tuyên truyền, bắt chước thực dân Pháp hay nói trên cửa miệng: "Bon bon", "C'est bon", "Très bien", v.v.


(2021/01/22 viết thêm)
Đọc tin tức báo chí Tàu bây giờ, thấy rất nhiều 2 chữ "tố hảo" 做好, "tố hảo" 做好... Làm tốt, làm tốt...  Ôi thôi, vênh vang đánh Pháp, đuổi Mĩ... rốt cục cũng chỉ rúc cột lòn trôn từ Mao đến Tập mà thôi. (xong đoạn viết thêm)


Cùng với sự áp đặt cách nói/viết rập khuôn tiếng Tàu từ 1975 trên khắp đất nước Việt Nam, cái lối nói/viết èo uột nghèo nàn "tốt tốt" như trên sẽ tồn tại tới bao giờ?

Tiếng nói đâu phải chuyện tầm thường. Cả một truyền thống văn hóa, thần trí dân tộc hiển hiện ra ở đó. Tiền đồ đen tối hay sáng sủa là ở trong tiếng nói người dân.



Chú thích:
(*) http://alobacsi.com/thoi-su/mc-goc-viet-chien-thang-hoa-hau-tieu-bang-o-my-a2014112406484782c160.htm









dimanche 3 janvier 2021

vấn đề chú giải Truyện Kiều

 

Truyện Kiều là một tác phẩm được chú giải nhiều chưa từng có trong văn chương nước nhà. Không biết có bao nhiêu cuốn sách hoặc websites chú giải Truyện Kiều, ngày hôm nay đây, vào đầu năm 2021 của thế kỉ XXI.

Trong những cuốn sách chú giải Truyện Kiều, có lẽ cuốn sách của hai học giả Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim (*01), cho đến nay, vẫn giữ một chỗ đứng cao quý nhất. Bùi Giáng khen hai nhà học giả có công "hoằng đại âm thầm". Hoàng Hải Thủy, người say mê Truyện Kiều từ nhỏ, đã từng làm thơ vịnh, "bàn loạn" về Truyện Kiều, ngay cả khi nằm trong nhà tù cải tạo, đã cho biết ông ấy ôm theo cuốn sách này gần hết một đời người. Sau 1975 và cho đến bây giờ, Nhà nước XHCN chẳng làm gì hơn là in đi in lại từ bao nhiêu năm nay cuốn sách này, theo bản in lần thứ 8, bản cuối cùng của nhà in Tân Việt, miền Nam xưa (*02).

Xét về công trình chú giải của Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim, về mặt giải thích những thành ngữ chữ Hán hoặc những điển cố, nhất là điển cố trong văn học chữ Hán, coi như khá đầy đủ (dĩ nhiên không tránh khỏi ít nhiều sai sót). 

Nhưng, đúng như nhận xét của Nguyễn Hiến Lê & Trương Văn Chình, để giúp người đọc hiểu thấu đáo Truyện Kiều hơn nữa, các nhà học giả cần phải thêm vào những chú thích dựa theo ngữ pháp tiếng Việt (chẳng hạn: những phép đảo ngữ, lược ngữ, hư vấn, v.v.) (*03).

Tuy nhiên, khi bắt tay vào việc, các nhà chú giải còn gặp một vấn đề nan giải, nhất là cho những từ ngữ tiếng Việt nằm ngoài dòng ngôn ngữ chữ Hán. Vì một lí do chính, đó là một tình trạng kéo dài đã quá lâu, — chúng ta rất thiếu từ điển đầy đủ cho tiếng Việt, nhất là vấn đề nguồn gốc từ ngữ (étymologie) (*05). Thỉnh thoảng, trong những sách chú giải Truyện Kiều, người ta vẫn gặp vài câu khẳng định chữ này nghĩa là thế này thế nọ mà không hề có một cơ sở nào đáng tin cậy.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, những câu thơ Truyện Kiều viết bằng chữ Nôm, đọc âm quốc ngữ là như thế như thế, nhưng người đọc không thật hiểu ý Nguyễn Du ra sao.

Xin đưa ra một thí dụ mới gặp hôm qua.

2273. Rỡ mình lạ vẻ cân đai,

2274. Hãy còn hàm én mày ngài như xưa.

Đây là 2 câu thơ tả cảnh Từ Hải tự cưỡi ngựa ra trước đại bản doanh tiếp đón nàng Kiều vừa được kiệu vàng đưa đến.

Tản Đà đọc đến đây liền than: Không hiểu Nguyễn Du ý nói gì. Sao là "rỡ mình"? Sao lại "lạ vẻ cân đai"?

Tôi mạo muội tìm trong văn mạch đoạn này để thử tìm cách hiểu nào cho thích hợp hơn chăng.

Hai câu thơ này nằm trong đoạn miêu tả anh hùng Từ Hải, sau khoảng một năm trời vùng vẫy giang hồ, vừa thắng trận trở về.

Trước đó, Từ Hải đã cho mấy võ tướng của mình đem đầy đủ nghi trượng dành cho một phu nhân bậc vương hầu, đi rước nàng Kiều:

2263. Cung nga thể nữ nối sau,

2264. Rằng: Vâng lệnh chỉ rước chầu vu quy.

2265. Sẵn sàng phượng liễn loan nghi,

2266. Hoa quan phấp phới hà y rỡ ràng.

2267. Dựng cờ nổi trống lên đàng,

2268. Trúc tơ nổi trước kiệu vàng kéo sau.

Từ Hải ra đón, mặc phẩm phục mũ và dải lưng (cân đai) hết sức trịnh trọng. 

Đấy là ý nghĩa của những chữ "rỡ" và "cân đai" trong câu "Rỡ mình lạ vẻ cân đai". Câu này giao hòa với hình ảnh trang phục của Kiều trong câu "Hoa quan phấp phới hà y rỡ ràng".

Thế nhưng tại sao Kiều lại lấy làm "lạ"? 

Thưa là ở chữ "xưa" trong câu 8 chữ "Hãy còn hàm én mày ngài như xưa".

Lần đầu tiên gặp mặt Từ Hải, chân dung người anh hùng hảo hán là đây:

2167. Râu hùm hàm én mày ngài,

2168. Vai năm tấc rộng thân mười thước cao.

Đấy là ý nghĩa 2 chữ "hãy còn" trong câu "Hãy còn hàm én mày ngài như xưa".

Vì Kiều nhận ngay ra Từ Hải của mình xưa ở ngay cái tướng "phong hầu vạn lí" (hổ đầu yến hạm 虎頭燕頷).

Sau một năm trời xa cách:

2247. Cánh hồng bay bổng tuyệt vời,

2248. Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm.

Hôm nay bất ngờ gặp lại người xưa, cân đai trịnh trọng, thì ta không lạ gì, khi Kiều ngờ ngợ, sẽ lấy làm "lạ vẻ" như trong 2 câu thơ đã dẫn:

2273. Rỡ mình lạ vẻ cân đai,

2274. Hãy còn hàm én mày ngài như xưa.


DTK


(2020/01/03)



Chú thích

(*01) Truyện Thúy Kiều, Nguyễn Du, Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim hiệu đính và chú giải, Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, 1995, Saigon, Việt Nam.

(*02) Hoàng Hải Thủy: Vịnh Kiều Tại Ngục

(*03) Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê

(*04) http://vietnamtudien.org/vanhoc/tk_kieu.php?page_no=190

(*05) Từ điển nguồn gốc tiếng Việt, Nguyễn Hy Vọng, Nhà xuất bản Đất Việt, USA, 2013.