Sau khi cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của rất nhiều từ "tiếng Việt 1975" trong bài (phần 1), ta sẽ rút tỉa một số lời khuyên sâu sắc của ông Nguyễn Văn Đạo (phần 2).
tranh vẽ Internet |
Phần 1
Danh sách những từ "tiếng Việt 1975"
(một số từ này đã được phân tích <ở đây>):
duy ý chí (xem ghi chú (1) ở dưới)
công nghiệp
cụm phức hợp
chuỗi cung ứng
doanh nhân
tập đoàn
công ty con
năng lực thiết kế
bộ phận người tiêu dùng
công nghệ thông tin
tương tác
cuộc đua Thể thức một
khủng hoảng khu vực
tiếp thị
người tinh hoa
kéo gói đầu tư
hình thức liên doanh
sự cố
quy trình xử lý khủng hoảng
mạng xã hội
chất lượng
hàng xách tay
phản biện
biên giới mềm
tái cơ cấu
cheabol
vật tư linh kiện
kỹ năng mềm
giá thành
Phần 2
Tóm lược những lời phê bình của ông Nguyễn Văn Đạo:
- ... Mình hay thích danh hão, bù loong con tán chưa làm xong mà đòi máy tính thương hiệu Việt.
- ... Khủng hoảng tài chính vẫn đang tiếp tục kể cả ở Mỹ và châu Âu. Việt Nam càng nặng hơn vì nền tảng tài chính không cơ bản và đôi khi không trong sạch khiến tình hình rối loạn. Rối loạn lớn nhất là tài chính dính kèm theo thị trường chứng khoán, ngân hàng, bất động sản. Những người giàu tài chính cũng không công khai, chỉ nhìn cái có mà không nhìn cái nợ, đến khi sụp ngang mới biết dựa trên cái ảo.
- ... chỉ lo kiếm ăn nhanh bằng cách đầu tư hết vào bất động sản, chứng khoán.
- ... trước tiên phải trung thực, xây dựng bài bản trên sức mạnh của mình, đừng tham vọng đi đường tắt, dùng thủ thuật.
- ... không được nói dối. Nếu nói sai sự thật sẽ không sửa được.
- ... Công nghiệp phụ trợ đòi hỏi đầu tư rất cơ bản, nhiều tiền, thời gian hoàn vốn lâu.
- ... Phải có chất lượng và giá thành tốt mới cạnh tranh được với người ta chứ.
- ... Tôi học được sự quyết tâm của người Hàn Quốc, một quyết tâm sắt đá, đã quyết là làm bằng được nhưng không duy ý chí. Họ cho tôi thấy thực ra người Việt chưa đánh giá đúng khả năng, sức mạnh tiềm ẩn của chính mình.
Lời bàn "tiếng Việt"
Là một nhân viên thuộc cấp lãnh đạo của một công ty "công nghiệp thông tin" lớn bậc nhất trên thế giới ngày nay, những lời khuyến cáo của ông Nguyễn Văn Đạo hẳn là xác đáng.
Theo ông, có những nguyên nhân chính cho những thất bại về phát triển kinh tế Việt Nam như sau:
Thứ nhất, người Việt Nam có rất nhiều khuyết điểm gần như cố hữu: nói dối, không công khai, thích danh hão, chỉ lo kiếm ăn nhanh, tham đi đường tắt, dùng thủ thuật, v.v. Nhất là, không bằng người Hàn Quốc, người Việt Nam thiếu quyết tâm và mắc "bệnh duy ý chí" (1).
Thứ hai, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính đang tiếp tục (2012), kể cả ở Mỹ và châu Âu, tình huống kinh tế Việt Nam càng rối loạn vì nền tảng tài chính không cơ bản và đôi khi (sic) không trong sạch.
Tuy nhiên, những lời phê bình gay gắt và can đảm này, có cảm tưởng như nghe đã lâu rồi. Từ gần nửa thế kỷ nay, trước những thất bại về bất cứ phương diện nào, trước đây ông Phạm Văn Đồng và sau này các ông thủ tướng kế tiếp chỉ có một câu trả lời không đổi: "Sai lầm quản lý của cấp thừa hành".
Trước trào lưu tiến bộ của nhân dân thế giới, bột phát từ cuối thế kỷ XX cho đến bây giờ (như ở Miến Điện năm vừa qua chẳng hạn), đứng lên đòi hỏi quyền làm người, dân chủ và tự do — tức là có được những điều kiện tiên quyết dẫn đến ấm no hạnh phúc người dân.
Thật vậy, cùng là người nước Hàn, mà Nam Hàn đã trở nên giàu mạnh, còn Bắc Hàn vẫn lạc hậu, cuồng tín, không có áo mặc cơm ăn.
Trong khi đó thì Nhà nước Việt Nam vẫn khăng khăng nhắm tới "định hướng xã hội chủ nghĩa", coi là con đường lý tưởng cho "sự nghiệp cứu nước và dựng nước".
Đây mới là căn bệnh bao nhiêu năm chẳng khỏi của dân Việt.
Ghi chú:
(1) Duy ý chí luận, tiếng Hoa: 唯意志論, tiếng Pháp: volontarisme
(nguồn: http://fr.wikipedia.org/wiki/Volontarisme)
"Bệnh chủ quan duy ý chí và bệnh bảo thủ trì trệ là những sai lầm khá phổ biến ở nước ta trong thời kỳ trước đổi mới và nhiều nước XHCN trước đây, nó gây tác hại nghiêm trọng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc tìm hiểu nguyên nhân, những biểu hiện của 2 căn bệnh này trên cơ sở lý luận triết học về mối quan hệ vật chất và ý thức để tìm ra những giải pháp khắc phục và tránh những sai lầm của nó trong thực tiễn là vấn đề hết sức cần thiết đối với Đảng viên, nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn mà đất nước đang đứng trước những thử thách lớn lao của thời đại, hoàn cảnh lịch sử đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải không ngừng đổi mới và không cho phép mắc phải những sai lầm như đã có trước đây."
Nguồn: up.hanhchinh.com.vn/.../vande1.doc
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.