Mấy hôm nay tôi nghe đi nghe lại bài Mùa
Xuân Đầu Tiên của Văn
Cao.
Bài này tôi nghe và
thích đã lâu, từ lần đầu tiên mấy chục năm về trước.
Nghe nhạc thấy hay,
trước hết là ở âm điệu. Sau
đó là ở lời lẽ và ý nghĩa bài ca.
Âm điệu bài này thể hiện ngay tự câu đầu: Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về. Suốt cả bài, nhạc điệu cứ quấn quýt mãi trong tám kí
hiệu này thôi.
Còn về lời lẽ thì là cả một bài thơ đẹp. Với vài ba điệp khúc trong vắt,
đơn sơ, thắm thiết.
Nhưng một hôm tôi bỗng giật mình, vì chợt thấy mình không hiểu gì nữa cả.
Ngay cả cái nhan đề bài hát cũng thật lạ lùng. Sao lại đầu tiên?
Nghe tiếp:
Mùa bình thường
mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy
đang đến đầu tiên
Thế nào là mùa bình thường? Thế
nào là mùa vui? Sự thể gì đã xảy ra
khiến cho: Mùa bình thường mùa vui nay đã
về?
Mùa xuân của Văn Cao không có lá xanh hoa nở. Mà lại về cùng với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên
sông và một trưa nắng vui.
A sau đây, nhạc sĩ thổ lộ cho ta biết đôi điều thầm kín:
Người mẹ nhìn đàn
con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy
đang đến đầu tiênNước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long lanh
Bao nhiêu năm qua các con lưu lạc phương nào mà hôm nay mới trở về gặp mẹ?
Từ ngày đàn con ra đi, tóc mẹ còn xanh, mẹ từng giờ mơ ước ngày đoàn tụ. Bây giờ
tóc mẹ đã trắng như bông, ngày mơ ước ấy lần đầu tiên đang đến rồi chăng. Mùa
xuân vui. Vui quá sức chịu đựng đến nỗi nước mắt rơi lã chã, sưởi ấm đôi vai
người phiêu dạt.
Ôi, khoảnh khắc thiêng liêng!
Ôi giờ phút yêu
quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên
Ôi giờ phút trong
tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấmTừ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người
Tưởng như rõ ràng dễ hiểu quá rồi, phải không? Nhưng nghe đến đoạn sau
cùng, tôi lại đâm ngờ:
Rồi dặt dìu mùa
xuân theo én về
Mùa bình thường,
mùa vui nay đã vềMùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông.
Nhà thơ muốn nói gì với chúng ta khi viết: Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu?
Con người nghệ sĩ tài hoa ấy, bị trù dập gần suốt cả cuộc đời sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm (1956), khi sáng tác bài Mùa Xuân Đầu Tiên này, năm 1976, muốn nhắc nhở điều gì với chúng ta?
Gần 40 năm đã trôi qua kể từ biến cố mùa xuân 30 tháng Tư năm 1975, càng
lắng nghe bài nhạc của Văn Cao, tôi càng cảm nhận một tiếng buồn vô hạn, nức nở, khôn nguôi.
***
Phụ lục
Văn Cao (1923-1995)
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng vui cho bao tâm hồn.
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
Niềm vui phút giây như đang long lanh.
Ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
Ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.
Từ đây người biết quê người
Từ đây người biết thương người
Từ đây người biết yêu người.
Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về.
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
Một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông.
(1976)
10-04-2014 PTD
RépondreSupprimerVăn Cao viết bản nhạc này vào mùa xuân năm 1976, một mùa xuân thanh bình đầu tiên sau vài chục năm huynh đệ tương tàn thảm khốc.
Trong cuộc chiến đó biết bao nhiêu sinh mạng của hai bên đã nằm xuống, đặc biệt là số bộ đội "sinh Bắc tử Nam" quá lớn và gia đình của các chiến sĩ ("liệt sĩ") phương Bắc đó không bao giờ được thấy xác của thân nhân mình, ngay chỉ một nắm xương tàn.
Có lẽ trong sự vui mừng của dân miền Bắc vì không còn phải đối diện với việc sinh Bắc tử Nam, không còn cảnh chia ly tang tóc, Văn Cao đã nói lên một nỗi vui mừng rất bình thường, một nỗi vui đầu tiên sau vài chục năm chiến tranh của một người dân miền Bắc qua hai câu:
Mùa bình thường mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
Nhưng nếu ai đã sống ở miền Bắc trong lúc chiến tranh đều nhớ là Hồ Chí Minh luôn hô hào việc "đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào" dù có phải hy sinh hàng triệu dân đen miền Bắc vì ông ta luôn hứa hẹn đại khái là sau khi chiến thắng giặc Mỹ "ta sẽ ăn cái tết (Xuân) bằng mười năm xưa". (...)
Có lẽ vì vậy Văn Cao muốn mỉa mai hay nhắc nhở dân Mít về lời hứa cuội đó của ông Hồ qua hai câu:
Mùa bình thường, mùa vui nay đã về
Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
Có nghĩa là mùa xuân bình thường thì có về thật. Nhưng mùa xuân mơ ước xưa ấy hay hứa hẹn năm xưa ấy có thấy về đâu !
Nói theo kiểu bình dân học vụ của dân Mít là "mùa xuân mơ ước (Văn Cao không dám nói rõ là mùa xuân hứa hẹn) năm xưa ấy có về con mẹ nó đâu mà chỉ hứa láo".
Có lẽ lúc đó, năm 1976 và vài năm sau đó, Tố Hữu còn mải lo đếm các chiến lợi phẩm từ miền Nam gửi về hay đang nằm giường bệnh chờ chết nên không có thì giờ hạch hỏi Văn Cao về bản nhạc này như lần hắn trù dập Văn Cao về vụ tham gia NVGP năm 1956.
Nhưng chắc chắn một điều là vì một lý do không rõ đảng ta không khoái bài nhạc này, vì trong 5 năm kẹt lại tại VN tôi chưa bao giờ nghe bài này được phát thanh trên các loa phường, ngoài bản "chưa có bao giờ đẹp như hôm nay" cứ ông ổng cả ngày đến điếc cả tai.