Theo Hán Việt Tự Điển của Thiều Chửu, ở mục từ chữ 信 tín, định nghĩa thứ 7:
"Tên thứ đá độc, thạch
tín 石信 tức thứ đá ăn chết người,
sản ở Tín châu, ta thường gọi là nhân ngôn." (*)
Tên
loại đá độc này (arsenic), Thiều Chửu đã ghi theo ngữ pháp tiếng Việt: "thạch
tín" thay vì "tín thạch" 信石 như
trong tiếng Hán.
Trong
khi đó, dưới Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam, Nhà nước lại chủ trương cách nói và
viết rất nhiều chữ Việt theo ngữ pháp tiếng Hoa. Thí dụ: X-quang, ca từ, Việt dịch.
Chẳng
hạn, bây giờ người ta nói:
"Vào
viện xin chụp X-quang", thay vì: "Vào bệnh viện xin rọi kiếng (quang
tuyến X)".
"Trịnh
Công Sơn là một phù thủy ca từ". Ghi chú: "Ca từ" nghĩa là
"lời bài hát" theo cách nói xưa nay của người Việt Nam.
"Đọc
Bình Ngô Đại Cáo Việt dịch của Trần
Trọng Kim & Bùi Kỷ". Ghi chú: "Việt dịch" nghĩa là "dịch
sang tiếng Việt".
Đành
rằng, tiếng Việt vốn chịu ảnh hưởng sâu đậm của Hán ngữ. Hậu quả của gần
"một ngàn năm nô lệ giặc Tàu" chứ phải ít đâu!
Nhưng
cố tình áp đặt từ ngữ tiếng Hoa vào trong tiếng Việt như vậy, từ mấy chục năm gần
đây như ta đã thấy, đáng cho người dân phải lo ngại về ý đồ của Nhà nước ngày
nay muốn đồng hóa tiếng Việt với tiếng Hoa.
Chú thích:
(1)
"Nhân ngôn" ám chỉ chữ Tín 信, gồm chữ nhân 人 bên trái và chữ ngôn 言 bên mặt.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.