"Những trò
chơi kinh điển ngày
xưa."
Mới đọc cái
nhan đề này trên mạng Internet, không khỏi lấy làm khó hiểu.
Trước đây chỉ nghe
nói tới kinh điển nhà
Nho hay kinh điển Phật giáo chẳng hạn. Bài báo kể ra những trò chơi đã có từ xưa và trẻ em bây
giờ còn ưa thích:
trò chơi bắn bi,
trò chơi ném lon, trò chơi cắt lá chuối giả làm
thành đồ vật, v.v.
"Ném lon kinh điển đây rồi, trò lê lết bùn đất, quần áo bẩn..."
|
Thoạt đầu tôi nghĩ có lẽ người viết báo chỉ là nạn nhân của bệnh thích dùng chữ Tàu, mà nhiều khi không hiểu rõ ý nghĩa là gì. Bệnh này rất phổ biến từ sau 1975 ở khắp miền non nước: hậu quả của ý đồ Nhà nước muốn đồng hóa tiếng Việt với tiếng Hoa.
Nhưng khi gõ hai chữ "kinh điển" tìm trên www.google.com, mới hay
cách dùng hai chữ này hình như rất "chính quy" và tràn lan như nấm:
- Những trò chơi kinh điển ngày xưa.
- 50 bản nhạc Không Lời Kinh Điển Mọi Thời Đại.
- Chàng Trai Với Những Bước Nhảy Kinh Điển.
- Cách giải bài toán vô cơ kinh điển - 123doc.Vn
- Kinh điển Pali - Đạo Phật Ngày Nay.
- Phim Kinh điển hay - Xem phim Kinh điển mới nhất.
Thí dụ (2) nói về âm nhạc "cổ điển" (tiếng Pháp: musique classique) của Mozart, Beethoven...
Thí dụ (6) nói về những phim "kinh điển":
- Trailer phim "Cuốn theo chiều gió".
- "Casablanca" - tình yêu còn mãi với thời gian.
- "Ngọa hổ tàng long" thành phim kinh điển.
- Universal phục chế phim kinh điển nhân kỷ niệm 100 năm.
Trong những thí dụ (3), (4) và (6), người Việt ta không hiểu hai chữ "kinh điển" mang ý nghĩa gì.
Theo Quốc Ngữ Từ Điển 國語辭典 (Taiwan):
經典 kinh điển
(1) Kinh thư. ◇Tấn Thư 晉書: Mỗi đại sự cập nghi nghị, triếp tham dĩ kinh điển xử quyết, đa giai thi hành 每大事及疑議, 輒參以經典處決, 多皆施行 (Lí Trọng truyện 李重傳).(2) Điển tịch tông giáo. ◇Bạch Cư Dị 白居易: Phật niết bàn hậu, thế giới không hư, duy thị kinh điển, dữ chúng sanh câu 佛涅槃後, 世界空虛, 惟是經典, 與眾生俱 (Tô Châu Trùng Nguyên tự Pháp Hoa viện thạch bích kinh bi văn 蘇州重元寺法華院石壁經碑文).
(3) Hình dung chế tác hay đẹp, có thể lưu truyền lâu dài, trở thành khuôn mẫu cho đời sau. ◎Như: kinh điển văn học tác phẩm 經典文學作品.
Như vậy, những chữ "kinh điển" <trong các thí dụ (3), (4) và (6)> là dùng định nghĩa thứ ba theo từ điển Hán ngữ.
Than ôi, phải coi từ điển Hán ngữ mới mong hiểu được nhiều tiếng Việt bây giờ (kể từ 1975).
Lời bàn
"tiếng Việt"
(2014-06-14)
Hôm nay đọc được mấy tờ quảng cáo trong một tiệm tạp hóa người Tàu chứng tỏ lối nói "đồng hóa", thường gặp trong "tiếng
Việt 1975" như: "kinh điển", "giản đơn"..., không phải
là chuyện "tình cờ".
经典韩国料理 kinh điển Hàn Quốc liệu lí
简箪美未食谱 giản đan mĩ vị thực phổ
|
Cái lối nói "rập khuôn tiếng Tàu" này của Nhà nước XHCN hẳn là
làm theo ý đồ rộng lớn (kinh tế, văn hóa, quân sự) của Trung Quốc, như tằm ăn dâu,
đã từ lâu nhằm nuốt chửng Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
Từ điển tiếng Việt , Viện Ngôn Ngữ Học, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2003.
Hán Việt Từ Điển, Đào Duy Anh, Nhà xuất bản Minh Tân,
1931
cổ điển 古典
kinh điển 經典
May 27 7:04 PM
RépondreSupprimerTD
Lại một thí dụ về cách dùng chữ quá tải.
Thôi cứ dùng chữ vô tư đi.
:-P :-P :-P
Sun, May 25, 2014 at 10:53 PM
RépondreSupprimerLT
sau năm 75 có rất nhiều chuyện quái đản, thời thế điên đảo với những con người điên đảo không thể nghĩ bàn
Mon, May 26, 2014 at 12:41 PM
RépondreSupprimerKC
Người ta nói sai riết thành quen rồi, các anh chị ơi. Nói mãi chỉ mỏi miệng thôi hà.
Tue, May 27, 2014 at 6:33 PM
RépondreSupprimerHA
Vậy El Clásico cần diễn giải như thế nào cho chính xác...?
Tue, May 27, 2014 at 9:21 PM
RépondreSupprimerMT
Khong nhung vay ma trong Google translator cung dich sai
https://translate.google.de/#de/vi/klassische%20film
Klassische Film`-> bộ phim kinh điển
trong khi film classique -> phim classique
Wed, May 28, 2014 at 1:23 AM
RépondreSupprimerHA
... báo chí Việt Nam hay gọi El Clásico là siêu kinh điển.
Wed, May 28, 2014 at 8:30 AM
RépondreSupprimerQV
Tôi chỉ biết
oeuvres classiques là cổ điển
chứ không biết là kinh điển.
Ce commentaire a été supprimé par l'auteur.
RépondreSupprimerCe commentaire a été supprimé par l'auteur.
RépondreSupprimerCe commentaire a été supprimé par l'auteur.
RépondreSupprimerChào bạn. Bây giờ tôi tình cờ đọc được bài này, thời gian bài viết này đã lâu rồi nhưng tôi cũng muốn có vài lời nhận xét. Về cá nhân mình thì tôi không có dính dáng gì đến chữ nghĩa, nhưng tôi tin mình có một sự nhạy cảm nào đó với ngôn ngữ và thỉnh thoảng cũng có đọc vài bài về ngôn ngữ học hay tiếng Việt. Tôi nói rõ là vì ý kiến của mình hoàn toàn không dựa trên cơ sở nào, chỉ là cảm giác cá nhân.
RépondreSupprimerTôi không biết chữ Hán, từ Hán Việt cũng hiểu theo ngữ cảnh, đôi khi có tra từ điển. Nhưng tôi hiểu rõ từ "kinh điển" trong "kinh điển Phật Giáo" là gì. Và khi tôi đọc những ví dụ bạn nêu lên tôi hiểu ngay từ kinh điển đó không hẳn có cùng nghĩa với từ kinh điển như trong kinh điển Phật Giáo. Tôi nói là không hẳn vì theo tôi hoàn toàn không có nghĩa là không liên quan. Tôi sẽ giải thích cụ thể sau. Và từ những ví dụ bạn đưa ra tôi hầu như đoán được, ít nhất tôi nghĩ mình đoán được, ý người dùng từ kinh điển đó muốn truyền đạt.
Theo ý tôi từ kinh điển trong các ví dụ bạn đưa có những ý sau:
1/ trò chơi được ưa thích, sùng bái nhất ngày xưa.
2/ bản nhạc tiêu biểu nhất, hay nhất.
3/ bước nhảy khéo léo, độc đáo đạt đến tiêu chuẩn mà người khác phải khâm phục hoặc phải học hỏi.
4/ cách giải chuẩn mực, phổ biến, truyền thống khác với những cách sáng tạo, mới v.v..
5/kinh sách
6/phim classic, phim được xếp vào loại tiêu biểu, chuẩn mực v.v...
Và từ đây, theo tôi, sinh năm 80, nghĩa chữ cổ điển và kinh điển có đôi chút khác nhau, và những chổ khác nhau đó có thể như bạn nói là do sau này dùng sai mà ra. Nhưng trong hai ảnh chụp nghĩa từ cổ điển và điển trong từ điển mà bạn chụp lại, tôi thấy mình hoàn toàn hiểu từ cổ điển như trong 2 từ điển đó ghi, và tôi nghĩ mình sẽ không dùng sai từ cổ điển. Nhưng có một chổ đặc biệt lưu ý là từ cổ điển bây giờ được dùng để chỉ nhạc cổ điển (classical music), tôi nhớ hình như là có tranh cãi là classical music được dịch là nhạc cổ điển là đúng hay sai, nhưng rõ ràng, hiện tại, chữ cổ điển vừa mang nghĩa vốn có của nó và vừa bị dính vào từ "nhạc cổ điển." Vậy khi bạn cho là "nhạc Không Lời Kinh Điển" là "nhạc không lời cổ điển" là hoàn toàn không được, ít nhất là hiện tại, ở Việt Nam, vì nó lấp lững với classical music, trong khi "nhạc Không Lời Kinh Điển" chỉ đơn giản là nói về đủ thể loại nhạc hòa tấu không lời nổi bật, xuất sắc, phổ biến mà người chọn danh sách năm 50 bài đó họ cho là nó tiểu biểu, đại diện cho một giai đoạn nào đó hoặc một hoặc vài thể loại nào đó.
RépondreSupprimerVà người dùng từ "kinh điển" ban đầu theo tôi thì họ muốn dùng với ý như vầy: những gì đó có những tính chất như kinh điển (kinh sách trong tôn giáo), những tính chất tốt, đặc biệt mà người khác phải sùng bái, tôn sùng, ngưỡng mộ, noi theo v.v.. và theo ý này từ cổ điển có hàm ý diễn tả những điều trên nhưng nó lại nhấn mạnh ở một điểm đó là cổ, cũ, trong khi kinh điển thì không nhấn mạnh yếu tố này và lại nhấn mạnh yếu tố được sùng bái như kinh sách.
Và như bạn thấy ở ví dụ 1: đó không phải là trò chơi ngày xưa truyền lại, đó là trò chơi được ưa thích nhất, được sùng bái nhất ngày xưa mà bây giờ nó có thể đã tuyệt tích, hoặc vẫn còn chơi nhưng không được hâm mộ. Tôi nghĩ từ cổ điển không thể thay thế vào chổ này. Ở ví dụ 2: đã giải thích ở trên. Ở ví dụ 3,5,6: rất thú vị, thú vị ở chổ bạn dùng từ cổ điển thay cho từ kinh điển trong những vị trí đó, tôi không biết ngày xưa từ ngữ ra sao, nhưng tôi cũng hay đọc sách vở cũ, văn học miền Nam (những sách miền Nam trước 75 bị cấm ở VN) thì từ dạo có internet tôi cũng có đọc sơ, chủ yếu là đọc những bài viết, tranh luận trên forum về sự khác biệt giữa tiếng Việt trước 75-sau75, Nam-Bắc thì tôi e là ngày xưa sẽ ít hoặc hiếm có người dùng từ cổ điển trong những câu 3,5,6, để diễn đạt ý đó (có thể ngày xưa sẽ viết khác hoặc dùng từ khác.) Và từ kinh điển trong 3,5,6 nhấn mạnh, và hầu như có vẻ chỉ nhấn mạnh yếu tố tốt một cách đặc biệt, khác với nghĩa của từ cổ điển.
Và cuối cùng, khi tôi đọc các câu ví dụ ở trên, tôi hiểu từ kinh điển có nghĩa là kinh sách của tôn giáo, và từ đó liên tưởng đến ý là nó muốn nói đến cái tính chất tốt đặc biệt, được sùng bái. Tôi hoàn toàn không liên tưởng đến từ cổ điển. Vậy vấn đề là liệu ta có thể dùng một từ để diễn đạt 1 ý được liên tưởng, gợi ra từ cái nghĩa chính của từ đó không. Theo tôi là được, tuyệt đối được, chỉ cần người đọc, người nghe hiểu được ý liên tưởng đó là được.