Nhớ hồi sau
1975, khi từ "bức xúc" mới bắt đầu tràn ngập ở Việt Nam, nhiều người
dân tị nạn ở nước ngoài rất bực bội, đua nhau kêu la, gọi là "tiếng Việt Cộng"
và tẩy chay không dùng từ này.
Hôm nay
(24.10.2012), thử tìm trên www.google.com, thấy ngay 12.400.000 kết quả.
Xin ghi ra
đây vài thí dụ tiêu biểu:
- Thái Hà khẳng định không dùng hàng nhái. Người đẹp bức xúc khi bị cho là nhiều lần đeo túi và mặc váy nhái đi sự kiện.
- (Phunutoday) - 10 bức ảnh Mai Phương Thúy mặc áo dài khoe nét xuân thì được đăng tải gây tranh cãi nảy lửa về chuyện Thúy dâm hay không dâm tục, (...) - Bức ảnh khiến cư dân mạng bức xúc nhất.
- Bức xúc vì xe buýt 'nhồi' khách - 10/16/2012 - Báo Tin tức
- Bệnh viện “vênh” nhau, bệnh nhân bức xúc | ANTĐ - Báo điện tử ...
- Lý Nhã Kỳ bức xúc khi bị chỉ trích mặc xường xám - Giải trí - Dân trí
- Cử tri bức xúc về tái định cư và ô nhiễm môi trường - Xã hội - Dân trí
- Tổ chức giao thông khoa học, hợp lý. (...) giải quyết kịp thời các vấn đề dân sinh bức xúc...
Suy theo văn
mạch, thì cũng đoán được những ý nghĩa khác nhau của từ "bức xúc".
Nhưng tra
trong vài từ điển quen thuộc, không thấy từ này.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt (1998):
bức xúc <tính từ> Cấp bách, cần kíp, yêu cầu phải giải quyết
ngay: vấn đề bức xúc — nhiệm
vụ bức xúc.
Từ này rõ
ràng mượn của tiếng Hoa " bī cù 逼促(偪促)". Tra trong từ điển Tàu — Hán
Ngữ Đại Từ Điển, tìm
được hai nghĩa: 1) Chật hẹp. 2) Thôi
thúc, bức bách.
Ta thấy rằng
các định nghĩa ghi trên không giải thích cái nghĩa rất thường dùng ngày nay,
nghĩa là: bực bội, khó chịu, nhức nhối,
bứt rứt, v.v.
Gần đây, các
nhà nghiên cứu về chữ Việt cổ đã bắt đầu tìm ra nhiều chứng cứ cho thấy tiếng
Việt là một thứ tiếng có từ rất lâu đời, khác với Hán ngữ. Ngay cả sự có mặt của
chữ Nôm từ non ngàn năm nay, cũng là một chứng minh cụ thể. Thực vậy, chữ Nôm chẳng qua
là một thứ chữ viết, dùng các thành phần hoặc nét chữ Hán, để ghi chép tiếng Việt. Nhưng
sau cả nghìn năm Bắc thuộc, chữ Hán vẫn giữ địa vị độc tôn và chỉ mất thế lực
sau gần một trăm năm đô hộ Pháp. Đó là lý do tại sao nhiều học giả xưa nay vẫn
nói tới một thứ tiếng gọi là "Hán Việt". Hơn nữa, có người dám cả quyết cho rằng
tiếng Việt cũng chỉ là tiếng Tàu.
Xin đọc thêm ở đây: 4000 NĂM RÒNG RÃ BUỒN VUI
Trình bày
dài dòng như thế, để thấy rằng một thứ tiếng bị áp đặt lâu ngày, người dân nói riết
rồi quen đi, không còn biết nhiều từ chỉ là tiếng của người nước ngoài đồng hóa.
Sau 37 năm
dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, có ai còn tự hỏi từ đâu người Việt ngày nay cứ
xoen xoét trên đầu môi chót lưỡi hai chữ "bức xúc"; báo chí, sách vở,
đài truyền thanh, truyền hình cũng ra rả hằng ngày hai chữ đó.
Thời sự
Sau đây là nguyên văn hai bản tin (có dùng từ
"bức xúc") để tham khảo:
Đọc
xong bức xúc đừng hỏi :(( tội nghiệp ông già :((
Một ông lão lượm ve chai bất cẩn va quẹt vào hai mẹ con
đang đi trên đường, khiến chiếc quần jean của cô con gái
bị rách khoảng 2 - 3 cm. Hai mẹ con nhìn ông lão nói với
giọng hằn học cay cú :
- Ông hãy đền tiền cho tôi, 500 nghìn. Ông lão vét hết tiền
trong túi, nhưng chỉ có 22 nghìn và năm trăm đồng cũ nát. Người phụ nữ đó không
chấp nhận, tay nắm lấy chiếc áo rách tồi tàn của ông lão, miệng không ngừng la
hét : - Mau đền tiền đây ! Ông khóc trong nước mắt, quỳ lạy van xin hai mẹ con,
trên tay ông vẫn còn giữ lấy 22.500 của mình. Hai mẹ con vẫn không động lòng và
buông tha. Mọi người xung quanh bất bình, chỉ trích họ : - Chỉ rách một lỗ nhỏ,
đừng vì thế mà làm khó dễ người ta. Hãy
tha thứ cho ông lão. Người phụ nữ đó nói: Mặc kệ ổng ! Nhìn ông lão đứng lên rồi
lại quỳ xuống những mười lần, mọi người xung quanh đều hết lòng khuyên can,
nhưng
người phụ nữ đó không đối hoài tới, kiên quyết bắt ông
lão bồi thường cho bằng được. Một người đàn ông đứng gần đó rất bức xúc :
- Đối xử với một người già cả như vậy, thật là khinh thường
người quá mức. Và từ trong túi quần lấy ra 50 nghìn nhét vào tay ông lão. Mọi
người xung quanh thấy vậy, đều lấy tiền ra giúp ông lão tội nghiệp ấy. Một đồng,
hai đồng, mười đồng … cuối cùng đã đủ 500 nghìn. Ông lão quỳ lạy mọi người và
không ngừng nói : Cám ơn, cám ơn …… Người phụ nữ đó nhận xong tiền, bỏ lại tờ
500 đồng cũ nát, một câu không nói bèn nắm lấy tay con gái bước đi.
__________________________- Nếu bạn thấy khó chịu
với hành động này của người phụ nữ kia xin hãy
share cho mọi người.
Thứ bảy 25/08/2012 19:53
Trung Quốc: Những vụ sập cầu khi các phương tiện đang
lưu thông
(GDVN) - Vụ sập cây cầu lớn nhất vùng đông bắc Trung Quốc
ở Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang sáng 24/8 vừa qua khiến 3 người chết và 5 người bị
thương khiến nhiều người dân nước này vô cùng bức xúc
trước chất lượng xây dựng các công trình giao thông Trung Quốc. Đây không phải
lần đầu tiên xảy ra sập cầu, mà lại là cầu mới đưa vào sử dụng được 18 tháng.
Báo chí Trung Quốc ngày 25/8 đăng tải hình ảnh một loạt vụ sập cầu xảy ra ở quốc
gia này trong những năm gần đây, cho thấy chất lượng công trình cầu đường của
Trung Quốc cần phải được quản lý và giám sát chặt chẽ mới mong hạn chế những
tai nạn bất ngờ như vậy.
Cầu đường sắt Thạch Đình, Tứ Xuyên sập |
Lời bàn "tiếng Việt"
Bài viết thứ
nhất không phải là của một cơ quan nhà nước. Điều đáng chú ý là, trong hai lần,
tác giả bản tin đã dùng tiếng Việt rõ ràng dễ hiểu tương đương với từ "bức xúc":
"Chỉ rách một lỗ nhỏ, đừng vì thế mà làm khó dễ người ta."
"Nếu bạn thấy khó chịu
với hành động này của người phụ nữ kia..."