Rechercher dans ce blog

samedi 29 décembre 2018

@ artificial intelligence




English
artificial intelligence
Français
intelligence artificielle
中文
nhân công trí năng
tiếng Việt
trí tuệ nhân tạo
tiếng Việt
(đề nghị khác)
trí khôn nhân tạo
ghi chú


Xem thêm: từ vị tiếng Việt Internet

































@ big data




English
big data
Français
big data, mégadonnées
中文
cự lượng tư liệu , đại số cứ
tiếng Việt

tiếng Việt
(đề nghị khác)
dữ kiện khổng lồ
ghi chú



Xem thêm: từ vị tiếng Việt Internet



























@ algorithm



English
algorithm
Français
algorithme
中文
toán pháp , kế toán trình tự
tiếng Việt
thuật toán, giải thuật
tiếng Việt
(đề nghị khác)
quy tính
ghi chú


Xem thêm: từ vị tiếng Việt Internet





















jeudi 27 décembre 2018

gạo thơm, chả giò và phở



Ở Paris từ hơn ba chục năm nay, vào các siêu thị của Tàu, hầu như không còn thấy ghi tiếng Việt nữa. Chỉ toàn là tiếng Pháp và tiếng Hoa thôi.

Vài năm sau 1975, những siêu thị Tàu lan tràn như nấm. Lớn nhất là Tang Frères và Paris Stores. Cái tiệm bán thực phẩm kì cựu cho người Việt ở Place Maubert bị đè bẹp thảm thương, chỉ còn là hai căn nhà trệt, khách cũ lèo tèo.

Trong mấy năm đầu sau 1975, thực phẩm, rau trái... trong những tiệm Tàu còn ghi tiếng Việt. Nhưng người ta để ý thấy những từ ngữ tiếng Việt ở đây đã bắt đầu theo lối XHCN rồi. Chẳng hạn, người mua đọc "Gạo thơm cao cấp" thay vì "Gạo thơm thượng hảo hạng" như ở Sài Gòn xưa.




Nhưng sau đó,  không kèn không trống, những bảng ghi tên hoặc chỉ dẫn bằng tiếng Việt bỗng biến đi đâu hết. Tình trạng, cho đến năm nay 2018, vẫn y như vậy: chỉ thấy ghi tiếng Hoa và tiếng Pháp.

Ấy thế mà hôm nay, theo bà xã mua thức ăn cho ngày lễ cuối năm (Saint-Sylvestre), tôi bỗng ngạc nhiên thấy rất nhiều người Pháp lăng xăng chỉ trỏ chọn lựa những bịch chả giò. 


Nhìn sơ qua, có đến cả chục nhãn hiệu khác nhau. Có điều đáng chú ý là, trên những bịch chả giò này, đều có đề tiếng Việt hẳn hoi, chẳng hạn: "Nems au poulet".

Hà hà, mấy chữ Tàu, chắc các ông tây bà đầm ít ai hiểu!

Chợt nhớ vào khoảng mấy năm gần đây, hình như mấy quán ăn Tàu có phần không đông khách so với những tiệm ăn món Việt. Mà người ta cũng nhận thấy trên cửa kính vào các quán ăn Tàu bây giờ đều dán bảng với chữ "Phở" to tướng. Các bạn thử bước vào xem: Ta, Tây và Tàu ở trong đó đang húp phở sùm sụp, với đủ cả hành, ngò và ớt. 





















Lời bàn Tiếng Việt

Từ 1975 trở đi, tiếng Việt bị tiếng Tàu lấn áp, không phải riêng trong nước thôi, mà còn lan tràn ra ngoài nước, nơi có nhiều người Việt sinh sống.

Nhưng về các món ăn, người Tàu vẫn phải dùng tiếng Việt. Vì nhiều món ăn của người mình được ưa chuộng hơn các món Tàu, và khách sành ăn chỉ biết đến tên qua trung gian tiếng Việt.



Bánh mì sandwich kiểu Việt Nam, bò bún, nem, phở... làm giàu bộn bạc cho người Tàu khắp nơi trên thế giới.



Nguyễn Trãi, Quốc Âm Thi Tập



[bài 22] (Ngôn chí 21/21)
Chẳng hay rắp rắp đã bốn mươi,
Ngày tháng bằng thoi một phút cười.
Thế sự người no ổi tiết bảy,
Nhân tình ai ỏ cúc mồng mười.
Thuyền chèo đêm nguyệt sông biếc,
Cây đến ngày xuân lá tươi.
Phú quý chẳng tham thanh tựa nước,
Lòng nào vạy mỗ hơi hơi.


Chú thích

(022.4) : <từ cổ> quan tâm đến, đoái đến (xem J. F. M. Génibrel ỏ: dédaigner, ne faire aucun cas de). 

 
Ngẫm ngợi

Nguyễn Trãi (1380-1442) lên 40 tuổi năm 1420, tham gia cuộc kháng chiến chống quân Minh, dưới quyền lãnh đạo của Bình Định Vương Lê Lợi trong 10 năm trời (1418-1427), đưa đến thành công. Nguyễn Trãi là người viết bài Bình Ngô đại cáo
(...)
Vì họ Hồ chính sự phiền hà, để trong nước nhân dân oán hận. Quân cường Minh đã thừa cơ tứ ngược, bọn gian tà còn bán nước cầu vinh. Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ. Chước dối đủ muôn nghìn khoé, ác chứa ngót hai mươi năm. Bại nhân nghĩa nát cả càn khôn, nặng khóa liễm vét không sơn trạch. Nào lên rừng đào mỏ, nào xuống biển mò châu; nào hố bẫy hươu đen, nào lưới dò chim trả. Tàn hại cả côn trùng thảo mộc, nheo nhóc thay! quan quả điên liên! Kẻ há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán. Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa. Nặng nề về những nỗi phu phen, bắt bớ mất cả nghề canh cửi.
Ðộc ác thay! trúc rừng không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay! nước bể khôn rửa sạch mùi,
Lẽ nào trời đất tha cho; ai bảo thần nhân nhịn được.







mercredi 28 novembre 2018

big data


photo Le Point N°2412, 22/11/2018

Trong cuốn sách "21 bài học cho thế kỉ XXI" (*), nhà tư tưởng Yuval Noah Harari cho rằng tương lai loài người trong vũ trụ ngày càng chịu sự khống chế không thoát khỏi của kĩ thuật sinh họckĩ thuật tin học (tiếng Pháp: biotech, infotech).

Kết hợp những khám phá mới về sinh học với hiệu năng của môn Trí khôn nhân tạo (tiếng Pháp: intelligence artificielle; tiếng Anh: artificial intelligence), người Nhật bắt đầu thử nghiệm nhiều công trình về robot quan trọng trong những lãnh vực: giáo dục, thông tin truyền hình, hoạt động chăm sóc người già, v.v.

Trung Quốc cũng vừa thiết lập một hệ thống dữ kiện khổng lồ (big data) nhằm mục đích kiểm sát đời sống toàn thể nhân dân (tiếng Pháp: cybersurveillance).

Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rất tự hào về quy trình (tiếng Pháp: algorithme) dùng trong hệ thống này, có khả năng nhận ra mặt 1 người trong số 1 tỉ người.

Hiện tại, đã có 200 triệu máy quay hình trên khắp lãnh thổ Trung Quốc, ngày đêm theo dõi từng cử chỉ đi đứng của mỗi người dân nơi công cộng. Con số máy quay hình sẽ lên tới 300 triệu vào năm 2020; ngân quỹ phí tổn dự trù cho hệ thống này là 30 tỉ đô-la.

Tuân theo những tiêu chuẩn do nhà cầm quyền định sẵn, mỗi công dân Trung Quốc, tùy theo "đường đi nước bước" trong cuộc sống hằng ngày, sẽ được cộng thêm hay trừ bớt một số điểm vào "chỉ số xã hội" của mình. Chẳng hạn, người nào qua đường trái phép sẽ bị hệ thống cai quản big data xử phạt trừ điểm tức khắc.

Nhà cầm quyền Trung Quốc rêu rao rằng hệ thống này nhằm khuyến khích đức "thành tín" 誠信 (chéngxìn), sẽ đem lại một xã hội an toàn và giúp cho đời sống nhân dân hạnh phúc hơn lên.



Lời bàn tiếng Việt

Hình như tuyệt đại đa số người dân Trung Quốc chưa ý thức được về một guồng máy cai trị tinh vi đang chụp lên đầu họ, từ lúc mở mắt chào đời cho đến khi xuống lỗ.

Họ không biết rằng cái quy trình trí khôn nhân tạo kia có khả năng tiên liệu mọi ý đồ tập họp biểu tình chống đối,  cho phép công an cảnh sát nhà nước kịp thời ngăn chặn, đối phó, đàn áp chẳng nương tay.

Ngoài ra, về cái chiêu bài "thành tín" (chéngxìn), người ta tự hỏi: Nếu kĩ năng Trí khôn nhân tạo tiến xa hơn nữa, "đọc" ra được cả tư tưởng trong đầu của Tập Cận Bình, thì không biết ông ta được bao nhiêu điểm cho cái "chỉ số xã hội" của ông?



Chú thích

(*) 21 Lessons for the 21st Century, Yuval Noah Harari.









jeudi 15 novembre 2018

Le Livre de Mon Ami


« X – LES HUMANITÉS

Je vais vous dire ce que me rappellent, tous les ans, le ciel agité de l’automne, les premiers dîners à la lampe et les feuilles qui jaunissent dans les arbres qui frissonnent ; je vais vous dire ce que je vois quand je traverse le Luxembourg dans les premiers jours d’octobre, alors qu’il est un peu triste et plus beau que jamais ; car c’est le temps où les feuilles tombent une à une sur les blanches épaules des statues. »


Extrait de: Anatole France, « Le Livre de Mon Ami »



photo @dtk2018
Tôi kể bạn nghe, mỗi năm khi trời xao xác vào thu, khi trong nhà bắt đầu phải thắp đèn cho bữa ăn chiều và khi những chiếc lá úa vàng trên cây run rẩy; tôi kể bạn nghe, vào những ngày đầu tháng mười, tôi đi ngang qua vườn Luxembourg, lúc đó mang chút u buồn nhưng đẹp hơn bao giờ hết; vì đó là mùa lá rơi từng chiếc từng chiếc trên vai trắng những bức tượng trong vườn.































mercredi 10 octobre 2018

Cuộc Đời Tiếng Việt


bông thì đã có ba
rồi sau mới có thêm hoa đem trồng
Húy kị là chuyện mới đây,
bông ba hoa quả đã rày bấy lâu.
Cần chi Ô Thước bắc cầu,
ác là quạ quạ đủ màu khơi trêu
Tiếng Việt là tiếng mỹ miều
không mỹ vẫn đẹp, không yêu kiều vẫn xinh
Việt văn là việc của mình,
không văn vẫn có vẫn tình như ai
Tìm nơi biển rộng sông dài
tiếng Mường tiếng Thái cũng vài ngàn năm
Con ong cũng giống con tằm
nhả tơ gây mật muôn năm cho người
Lời ăn tiếng nói để đời
trước sau sao vậy khó dời chuyển đi
Tiếng nước mình đã dậy thì
Tàu Tây đủ thứ, Mỹ thì đến sau
Nàng ta có chịu ai đâu?
chỉ là tạm bợ qua cầu gió bay
Phải duyên phải kiếp thì hay
cái dòng thanh thủy ngày nay đâu còn?
Nước trong thì vẫn nước trong
mà anh cổ độđi đong” lúc nào
Vần Tây rồi lại vần Tàu,
chỉ vần tiếng Việt mới vào final!
Nôm na mách qué mới sang
văn chương sáo ngữ “chạy làng” đó anh
tui thì phải có mình,
có qua có bậu “dập dình” cùng nhau
Màng chi tiếng ngoại “lỡ Tàu”
nguồn gốc tiếng nội đủ giàu hơn ai
Có tiền riêng để mà xài
việc gì vay mượn mà tai tiếng nhiều
Mấy lời nhắn nhủ bấy nhiêu
mong sao các bạn hiểu nhiều cho tôi.

Nguyễn Thị Việt Ngữ
(Xem: Những nẻo đường tiếng Việt, Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng
NHV autoportrait 2018
Nhà xuất bản Đất Việt, 2012)







dimanche 26 août 2018

người đi đâu


"Người đi đâu sông nước lạnh vô cùng"

Câu thơ rớt vào hồn giữa một ngày hè oi ả. Ồ, ông Bùi Giáng nói chi lạ rứa? Sao mà đúng hệt tâm trạng tôi từ bấy lâu nay. Bấy lâu nay? Đã gần một đời người rồi còn gì!

"Bàn chân bước người đi về một thuở
Lá phân vân bờ bến cát sương rung
Trời khuya khoắt phiêu du trăng bỡ ngỡ
Người đi đâu sông nước lạnh vô cùng"

Một thuở nào? Thuở xưa. Như "thời nhỏ" trong câu thơ Ninh Chữ:

"Con chim thời nhỏ bay ngang rồi"

Đi đâu nhỉ?

Quá nửa đời người quanh trái đất
Tìm em đã chín trái sầu đâu

Em nào đó?

"Bóng trắng xa bay về em có thấy
Cuối phương ngàn rừng núi mộng trong sương
Dòng sông đục dòng sông xưa sóng dậy
Nghe triền miên nức nở lệ lên đường"

Đâu là "núi mộng", "sương rừng", "trăng bỡ ngỡ"... Tại sao người ta làm thơ? Thưa là để an ủy tâm hồn. Tâm hồn thi sĩ và tâm hồn chúng sinh. Tan nát vì tình. Tình yêu đôi lứa, tình yêu đất nước quê hương...

Tôi bỗng giật mình khi đọc tới hai câu thơ sau của Bùi Giáng:

"Đồng ruộng cũ màu trôi trong cỏ nhặt
Dưới bình minh rạ xám gốc trơ phơi"

Mùa xuân năm ấy, tôi theo mẹ đi chuyến xe đò Sài Gòn - Bình Dương đến thăm anh tôi đóng quân ở Sư đoàn 5 Vùng 3 chiến thuật. Quốc lộ 13 nắng rát, ngoằn ngoèo như thân rắn. Ruộng đồng hai bên khô cằn, nứt nẻ, trơ gốc rạ. Dấu vết làng mạc là nhưng túp lều tranh ở cuối xa xa. Màu vàng ruộng đồng bây giờ là màu lửa cháy xém chứ không phải là màu lúa chín mênh mông. Và những ngôi làng thiếu những bụi tre um tùm bao bọc.

"Trời vi vút én liệng vòng hớt hải
Đi đi em nguồn dậy mộng chiêm bao
Về thao thức canh chầy tìm trở lại
Bốn chân trời người đứng ở nơi nao"

"Trời vi vút én liệng vòng hớt hải": Mùa xuân 1975, tôi bàng hoàng nhìn những chiếc trực thăng vỗ cánh sầm sập trên sân thượng tòa Đại sứ Mĩ ở Sài Gòn. Hàng trăm người dân tranh nhau bám vào chân thang máy bay di tản.

"Màu con mắt bên màu xuân xiêu đổ
Ở bên kia nhìn trở lại bên này
Gió lay lắt bốn phương về dồn tụ
Bụi thu mờ ai phủi với hai tay..."

"Mùa xuân xiêu đổ": Bùi Giáng đã linh cảm mùa xuân ấy, mùa xuân (1975) đen tối nhất, sau cuộc cách mạng mùa thu (1945). Hình như nhà thơ còn gởi lại chúng ta niềm tin vào một ngày mai tươi sáng: "Bụi thu mờ ai phủi với hai tay."




Phụ lục

người đi đâu...

Tác giả: Bùi Giáng

Bàn chân bước người đi về một thuở
Lá phân vân bờ bến cát sương rung
Trời khuya khoắt phiêu du trăng bỡ ngỡ
Người đi đâu sông nước lạnh vô cùng

Bóng trắng xa bay về em có thấy
Cuối phương ngàn rừng núi mộng trong sương
Dòng sông đục dòng sông xưa sóng dậy
Nghe triền miên nức nở lệ lên đường

Một tiếng nói, một nụ cười chợt tắt
Hết mấy phen buồn trở lại bên đời
Đồng ruộng cũ màu trôi trong cỏ nhặt
Dưới bình minh rạ xám gốc trơ phơi

Trời vi vút én liệng vòng hớt hải
Đi đi em nguồn dậy mộng chiêm bao
Về thao thức canh chầy tìm trở lại
Bốn chân trời người đứng ở nơi nao

Màu con mắt bên màu xuân xiêu đổ
Ở bên kia nhìn trở lại bên này
Gió lay lắt bốn phương về dồn tụ
Bụi thu mờ ai phủi với hai tay...