Rechercher dans ce blog

lundi 31 janvier 2022

Tết là gì

tác  giả: Nguyễn Hy-Vọng


Tết là tên riêng (nom propre) gọi ngày lễ mừng đầu năm mới của rất nhiều dân tộc và sắc dân ở khắp miền Đông Nam Á, còn tiết chỉ là tên thường (nom commun) của Tàu gọi những thời tiết thay đổi trong một năm.

Chỉ có người Việt gọi là Tết, trong khi cả ngàn triệu người Tàu gọi ngày đó là duỳn tản (nguyên đán) hay là xin nển (tân niên). Tại sao họ không gọi là Tết? Vì Tết không phải là tiếng của họ.

Giờ ta hãy trở lại với cái tên gọi là Tết. Có một cách hợp lý để tìm cho ra nguồn gốc của ngày Tết và ý nghĩa ấy. Hãy đi tìm trong tất cả các ngôn ngữ khác nhau ở miền Nam Á Châu xem thử có ngôn ngữ nào cũng có cái tên là Tết và cũng có cái cách phát âm, cách đọc, cách nói và cũng có cái nghĩa là ngày lễ ăn mừng đầu năm không, dù cho tiếng ấy không phải là tiếng Việt hay là tiếng Tàu? Nếu không có thì đành vậy chứ sao! Vậy mà có, mà lại có rất nhiều và giống gần y hệt, các bạn ơi!

Thật ra, cái miền rộng lớn Đông Nam Á cứ đều đều mỗi năm thì mùa gió đổi chiều và đem lại mùa mưa khoảng tháng tư tháng năm, tùy theo từng vùng gió mùa, trước hết là từ bờ biển phía Tây của lục địa Ấn Độ, chuyển dần qua ngang vùng đất Ấn Độ, tiếp tục lan qua phía Đông lần lượt đến các xứ Bangladesh, Assam, Miến Điện, Myanmar bây giờ, rồi thổi qua Thái Lan, Lào mà đến Việt Nam, rồi tiếp tục cùng lúc lên phía Đông Bắc là vùng Hoa Nam bên Tàu và xuống phía Đông Nam là 15000 hòn đảo của Indonesia. Và cách đây cả chục ngàn năm, con người ở cái vùng gió mùa mênh mông ấy đã gọi là Tết cho cái hiện tượng trời đất gặp nhau qua mùa gió này và họ gọi cái lúc “giao mùa” đó bằng cái tên là Tết vì ai mà chẳng biết là không có mùa mưa đến thì kể như không trồng trọt gì được, huống chi là trồng lúa.

Đông Nam Á là vùng của gió mùa mưa mùa, của mấy chục triệu con trâu, của mấy trăm triệu con người sống với cây lúa, nơi mà những hạt lúa giống oriza sativa đã được tìm ra từ 6000 năm trước (tài liệu của ông William Solzheim, đại học Hawaii). Gió mùa và mưa mùa là quyết định dứt khoát của đất trời cho con người ở Đông Nam Á. Khi mưa gió không thuận hoà thì hạn hán và đói kém sẽ bao trùm, cuồng phong và lụt lội sẽ tàn phá hàng trăm ngàn mẫu ruộng lúa và giết hại hàng ngàn người.

Nông nghiệp và sự sống còn của hàng chục triệu người hoàn toàn tùy thuộc vào cái ân huệ vừa phải của mùa mưa đến hàng năm trên cái phần đất mênh mông này!

Gió mưa đầu mùa là hứa hẹn của năm mới, của một đời sống mới, được chờ đợi khoắc khoải và đón mừng hân hoan, và triền miên có mặt trong mọi lãnh vực tin tưởng, huyền thoại hay tâm linh, và cái thực tế của đời sống hàng ngày của người đi cày đi cấy cũng gắn liền với bao nhiêu cái tin tưởng đó.

Trên những trống đồng từ ba ngàn năm trước, mấy con ếch, cóc, nhái, ễnh ương, ệnh oạng nằm chồng lên nhau, mỗi góc trống ba con, như một ám ảnh không ngừng về mùa mưa, về ruộng đồng, ao hồ, sông nước, về bất cứ mảnh đất nào mà cây lúa có thể mọc lên. Biết bao nhiêu ca dao, tục ngữ, bài vè nói về mùa mưa, về lúa gạo, về ếch nhái và về ngày Tết trong tiếng Việt.

Ở xứ Nepal bên Đông Bắc Ấn Độ, ngày lễ đầu mùa mưa cũng gọi là Teetj. Trong mấy ngày đó, người dân bản xứ ăn mừng, ca hát, nhảy múa, đánh đu, uống rượu, tạt nước vào nhau để chúc mừng, chúc lành cho nhau, chúc Teetj. Chung quanh xứ Nepal như ở Sikkhim và Bhutan, dân ở đó cũng gọi ngày đầu mùa mưa là Tiitj.

Bên Miến Điện và Thái Lan thì tha hồ xịt nước, tạt nước nhau ướt mèm vào ngày đó. Năm 1986, tôi qua học tiếng Mon bên Thái Lan, gặp ngày lễ Song khràn (ngày tết âm lịch cổ truyền của dân Thái xưa, có nghĩa là giao mùa), trùng với mùa lễ Têj, vào ngày 13 đến 15 tháng tư của năm dương lịch, bị một cô người Thái ở đền Nakhon Pathom lén bỏ một cục nước đá vào cổ áo sơ mi của tôi lọt xuống lưng lạnh ngắt, cô ấy cười xin lỗi và nói là muốn chúc tết bất ngờ cho tôi theo kiểu tạt nước vào nhau của họ!

Người Lào Thái còn gọi ngày ấy là wan pi may/ngày năm mới. Người dân Kampuchia thì gọi ngày đó là thngày chul thnăm chmây/ngày vào năm mới (trong lịch cũ của họ thì họ gọi tháng giêng là khae Chêt/tháng tết). Người Chàm thì gọi là bulan Chit/tháng tết.

Các dân tộc mạn ngược ngoài Bắc Việt, cũng như nhiều dân tộc miền núi ở Trung Việt, vẫn có ăn mừng hội mùa mưa, hội ngày mùa còn lớn hơn cả hội mùa xuân (theo tài liệu của ông Nguyễn Văn Huyên "Les Chants Alternés Des Garcons et Des Filles en Annam/1934").

Kể từ khi Tàu qua đô hộ Giao Chỉ cách đây 2000 năm thì người Giao Chỉ không còn ăn tết vào tháng tư tháng năm của lịch Mường xưa “lịch ngày lui tháng tới” đó nữa mà ăn Tết theo lịch Tàu, mà lịch Tàu hồi xưa thì cũng "bất thùng chi thình", khi thì ngày đầu năm của Tàu rớt vào tháng chạp, khi thì nhằm vào tháng giêng của họ, và sau nhiều thay đổi mới gọi là ngày duỳn tán xin nển, chứ Tàu không gọi ngày đầu năm của họ là tiết nhật (sic) bao giờ cả.

Chỉ có vài ông Hán Việt “chợ chiều” cứ khư khư tìm cho được một cái âm hưởng Tàu cho tiếng Tết, nên cố tình gượng gạo mà ép cho nó là tiết, cũng như họ đã giải thích kiểu tầm phào là Giao Chỉ là ngón chân giao nhau (nói tàm bậy!). Lạc là chim lạc, ghe chài là ghe tải @ Lê Ngọc Trụ. Trời đất!

Sau đây là những từ đồng nguyên (cognates) khắp Đông Nam Á, dính líu với Tết.

Alexandre de Rhodes: Tết           Tết năm (sic), Tết ai, ăn Tết

Từ Đin Khai Trí TiếĐức         không hề cho rng Tết là khong

                                                      tiết ca Tàu

Nùng: Tét                                     Tết

niên Tét                                        năm Tết

Chàm: Băng Tít                            ăn Tết (băng là ăn)

Tít                                                 Tết (lễ tháng 5 ca lch Chàm)

bùlăChết                                   tháng Tết

Khmer: Chêtr                               lễ tháng 5 (lch xưa ca Khmer)

tháng gió mùa bđầu thi ngược li tháng ca mùa gió Nở Đông Nam Á

tháng ca mùa mưđến trên lc đn và miĐông Nam Á (Tùy theo vị trí tng nước, mưđến vi gió mùa từ cui tháng tư đến cui tháng năm). Tên tháng 4 và tháng 5 ca lch n xưa.

 khae Chêt                                    tháng Tết (tháng 4 dương lch)

khae là tháng                       tháng Tết Khmer khong 13 tháng 4 dương lch, khong 23 tháng ba âm lch

Chêt khal                                      thi gian có lễ Tếy (khal là thi gian, lúc, khi)

Thái: ThếtThếkhal                  mùa Tết, nhng ngày Tết (annual Thết celebration /New Year propicious ritual)

ThếThày                                     Tết Thái (Thái New Year ritual celebration)

Trếts                                              Tết (trong từ đin Francais-Thái ca                                                                    Pallegoix)

Trêts chn                                      Chinese New Year

                                                        [chn, tiếng Thái gi người Tàu]

Chêtr                                              Fifth lunar month # mid-April

Trôts                                               Lễ hđầu mùa mưa ca lch Thái xưa,                                                                 cui tháng 4 và 5

Trôts farăng                                   dch là Tết Hoa Lang

                                                         (Western New Year)

Chú ý

farăng Hoa Lang # occidental, western (do đó mà có cái tên xưđạo Hoa                                                             Lang # đạo Thiên Chúa).

Zhuang: SIT                        Tết ca người Zhuang bên

                                             Qung Tây, mt bộ tc thuc

                                             dòng Tai, đông đến 25 triu

                                             người, nói tiếng Thái xưa.

đuon Sit                              tháng Tết (yearly Monsoon festival, a ritual                                                         celebration)

Mon: k-Têh                         first days of Mon New Year

Nepal: Teej (Teetj Brata)    lễ đầu năm ca người Nepal

                                             theo báo Người Vit, ngày 9

                                             tháng 10 năm 1992, số 305)

Mustang: Tij, Tiji                ngày lễ mùa mưđến (x

                                             Mustang ở sát vi Nepal)

Đông BĐộTeej        Monsoon festival (theo National Geographic thì swinging in celebration, village girls sing the ancient melodies of Teej, the festival marking the return of the monsoon and the promise of prosperity)

Sau cùng, cái cú dứt điểm (knock-out punch) chấm dứt cái quan niệm sai lầm 2100 năm hơn của chúng ta là cú (coup) này: chính Khổng Tử cũng không hề nói Tết là do tiết mà ra! Ông nói rằng: “Ta không biếTếlà gì! Nghe đâu đó là mt ngày lễ hi ln ca bn người Man (sic). Họ nhy múa như điên, ung rượu và ăn chơi vào nhng ngày đó mà không phi là nhng ngày đầu năm ca chúng ta. Nghe đâu họ gi là Tế-s.” (sic) (theo kinh Lễ Ký) @ Edward Shafer/Ancient China.

Khổng Tử không nghĩ rằng tiết là cái âm sinh ra Tết, nên ổng mới phiên âm khác đi là Tế-Sạ. Hơn nữa, có cả chục ngôn ngữ và nền văn hóa khác với Tàu ăn mừng ngày đầu năm của họ và vẫn mang những cái tên mà ý nghĩa và phát âm, cách nói và đọc đều giống với cái âm, cái tên, cái tiếng Tết của dân Giao Chỉ và của dân Mường, nên ta phải suy nghĩ lại về cái hiểu lầm Tết khoảng Tiết của hơn 2000 năm qua.

Như vậy, tết là tên gọi ngày ăn mừng đầu mùa mưa và sau này trở thành ngày ăn mừng đầu năm âm lịch luôn của các dân Mường, Nùng, Thái, Zhuang, Chàm, Mon, Khmer, vùng Đông Bắc Ấn Độ, Nepal, Mustang, Munda. Hỏi nhỏ bạn, bạn có còn cho rằng Tết là tiết của Tàu mà ra không?



(Xem: Những nẻo đường tiếng Việt, Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng

NHV autoportrait 2018

Nhà xuất bản Đất Việt, 2012)


Tài liệu tham khảo

A Dictionary of the Mon Inscriptions, HL Shorto, London 1971

A Grammar of the Khasi Language (Rev. H. Roberts/London)

Ancient China, Howard Edward H. Shafer/Time Life, New York

Ancient China, Maurizio Scarpari/Barnes Noble, Italy

Dictionary Lingua Thai, Pellegoix PL 4186 PS 1854 a 1972

English-Hmong Dictionary, Lang Siong & Joua Siong, Nao Leng Siong PL 4072 4X/1984

Excerpts from Brittanica, 1999

Introduction to Sino Tibetan (Shafer 1966 – Wiesbaden

Germany PL 3521, S, Kegan Paul Trench Hubner and Co., Ltd.,)

Pater Noster

House, Charing Cross Road, 1891

Lao-English Dictionary, Russell Marcus, Japan 1975

Studies in Munda Linguistics, Sudhibushan Batacharya/Simla,

Calcutta, 1975

Thai Dictionary, Mary Haaj, Stanford, California 1964

The Languages of China Before the Chinese, Terrien de Lacouperie, London 1887, Taipei 1966










mardi 4 mai 2021

Truyện Kiều thời điện số

 


Truyện Kiều có 3.254 câu thơ 6 hoặc 8 chữ, tức là 22.778 chữ đơn cả thảy.


Hôm nọ vào trạm web "Giúp đọc Truyện Kiều

www.vanlangsj.org/TruyenKieu/  

xem trang index, không ngờ Nguyễn Du chỉ dùng 2.358 chữ khác nhau thôi.


Ôi, Tố Như tử "có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ đã nghìn đời" (*01) — hóa ra chẳng cần dùng chữ chi nhiều.


10 chữ có số lần dùng cao nhất: một, đã, người, nàng, lòng, lời, cũng, cho, là, rằng.


Dưới đây là kết quả chính xác:


một (323)
đã (267)
người (225)
nàng (199)
lòng (176)
lời (173)
cũng (171)
cho (170)
là (170)
rằng (160)


Chữ đơn đoạt giải quán quân, ấy là chữ "một", dùng 323 lần trong tập truyện thơ.


Có lạ lùng không.


9 chữ theo sau dùng từ 160 lần tới 267 lần.


Nói số gọn theo hàng chục cho dễ nhớ:


  • chữ "một" dùng khoảng 300 lần.
  • 9 chữ kia dùng mỗi chữ  vào khoảng từ 150 cho tới 250 lần.


Chỉ có 2.358 chữ Việt đơn ấy, mà:


1316. Lời lời châu ngọc hàng hàng gấm thêu.


Hồi xưa còn nhỏ, học Truyện Kiều năm đệ Tứ (lớp 9 bây giờ), sao mà ngán như ăn cơm nếp nát.


Đến năm đệ Nhị (lớp 11 bây giờ), thầy dạy môn Việt văn là thi sĩ Vũ Hoàng Chương.


Hai câu ca dao học được của thầy là:


Làm trai biết đánh tổ tôm,

Uống trà mạn hảo xem nôm Thúy Kiều.


Sau này, còn tìm được hai câu khác rất dễ thương:


Em ơi đừng khóc chị yêu,

Nín đi chị kể truyện Kiều em nghe.


Không nhớ từ năm nào tôi mới thực sự thấm Kiều?


Cuối năm 1968, được du học bên Pháp, Bộ Quốc Gia Giáo Dục tổ chức một buổi họp mặt khoảng mấy chục du học sinh sang Pháp. Có một ông cố vấn văn hóa thì phải, nói một lời khuyên cho mỗi một du học sinh tôi không bao giờ quên: hãy mang theo một lá cờ vàng ba sọc đỏ, một cuốn sách địa dư Việt Nam, một cuốn sách sử ký Việt Nam, một cuốn tự điển tiếng Việt và một cuốn Truyện Kiều.


Tôi nghe theo lời, trừ cuốn sách địa dư và cuốn sách lịch sử, tôi mang theo đủ cả: cuốn tự điển là cuốn Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931), cuốn Truyện Kiều là cuốn của Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim hiệu đính và chú giải.


Nhớ vào khoảng năm 1972, tôi quen một anh bạn trẻ hơn tôi hai ba tuổi. Một hôm ở trong phòng trọ của tôi trong cư xá sinh viên, anh ấy giở cuốn Truyện Kiều ra đọc bâng quơ, đến câu gì đó có chữ "mùi" liền thốt lên: "Mùi", "mùi"... chữ này bố tôi biết mà.


Anh ấy là người Việt đến từ Nouvelle-Calédonie. Giọng nói anh vẫn còn mang hơi hướm cổ, của những người Việt Nam xưa theo quân viễn chinh Pháp lưu lạc đến nơi này, và còn sống theo truyền thống Việt Nam thời đó.


Tôi liền tặng anh cuốn Truyện Kiều, gửi về cho cha anh ấy bên Nouvelle-Calédonie.


Hai câu thơ Kiều có chữ "mùi" kia chắc là đây:


0139. Tuyết in sắc ngựa câu giòn,

0140. Cỏ pha mùi áo nhuộm non da trời.


Mấy tháng nay, tôi bỗng nảy ra ý muốn làm lại toàn bộ một trạm web Chú giải Truyện Kiều, chữ quốc ngữ và chữ nôm đối chiếu, đọc được trên máy PC và smartphone, rất thông dụng ngày nay.


Có thể một trong những động lực sâu xa nhất, chính là kỷ niệm của tôi với anh bạn ở Nouvelle-Calédonie kia và những suy nghĩ của tôi về tuổi trẻ Việt Nam trên khắp miền thế giới.


Trong khi cặm cụi làm việc, tôi chợt nhận ra là mình như đang học lại tiếng Việt từ đầu.


Tôi tham khảo rất nhiều những sách chú giải, hiệu đính, bình luận của những học giả tiền bối: Lê Văn Hòe, Tản Đà, Đào Duy Anh, Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim, Bùi Khánh Diễn, Hồ Đắc Hàm, Trương Vĩnh Ký, v.v.


Và phát hiện ra một điều rất bất ngờ: là họ còn rất nhiều "vấn đề" đọc Truyện Kiều.


Về nhiều phương diện: chữ nôm, chữ quốc ngữ, từ ngữ điển tích (thường là trong dòng văn học chữ Hán), sự thiếu sót về dòng ngôn ngữ ngoài dòng ngôn ngữ chữ Hán, thuật ngữ Phật giáo, phương pháp chú giải Truyện Kiều dựa theo ngữ pháp (*02).


Điều đó tuy nhiên cũng dễ hiểu thôi: vì ngày xưa không có phương tiện tra cứu dễ dàng như bây giờ, thế thôi.


Chỉ cần một cái click, người ta tìm đến hàng triệu tài liệu tham khảo bằng đủ các ngôn ngữ.


Điều may mắn cho tôi là được một anh bạn trẻ chuyên gia điện toán Internet làm cho một ứng dụng tuyệt vời: không những cho xem những trang Truyện Kiều rất mỹ thuật và nhanh chóng. Anh ấy còn làm thêm những tiện ích (tools) tìm Chú giải, Tìm chữ (trong 3254 câu thơ Nguyễn Du), index (mục lục những chữ đơn trong Truyện Kiều), vân vân.


Đó là lý do tại sao tôi đặt tên mới cho trạm web này: Giúp đọc Truyện Kiều, thay vì Truyện Kiều Chú giải đã quá nhàm.


Tìm trên Internet, sao mà những trang viết về Truyện Kiều nhiều thế. Thiền sư, học giả học thật, chính trị gia đua nhau bàn luận tràng giang đại hải. Tôi nghe nói có cả một cuộc hội thảo về đề tài Chính trị và Truyện Kiều.


Trời ạ, ông Hồ Chí Minh đã biết trước điều này hơn ai hết, nghe người ta nói ông ấy làm ít nhất 45 câu lẩy Kiều.


Trở lại đề tài bài viết này: Truyện Kiều thời điện số (ère numérique), chợt nhớ hôm nọ tìm tranh minh họa cho mấy đoạn Kiều gảy đàn, gặp một bức vẽ bằng bút chì của nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn (1940-2002) minh họa đoạn Kiều gảy đàn cho Hồ (Tôn Hiến).


tranh Lê Thành Nhơn (1940-2002)
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay



Cũng là một trùng hợp lạ thường:


2569. Một cung gió tủi mưa sầu,

2570. Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay.


4 dây, 5 đầu ngón tay.


1945: có phải là những con số định mệnh cho dân tộc Việt Nam.


Mới hôm qua là ngày 30 tháng Tư 2021.


Đã (2021-1975 = 46) năm rồi.


2571. Ve ngâm vượn hót nào tày,

2572. Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu.


Vụt nhớ tới một trang blog viết về "Bạc bà và Bạc Hạnh" (*03) nhân đọc lời bình của "bác" Tản Đà (1889-1939) về nhân vật Bạc Hạnh trong Truyện Kiều, rất hợp tình hợp cảnh với câu thơ 2572 vừa dẫn.





Chú thích


(*01) Mộng Liên Đường

https://xem-nom-thuy-kieu.blogspot.com/2022/11/mong-lien-uong.html#more

(*02) Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lêhttps://xem-nom-thuy-kieu.blogspot.com/2020/10/truong-van-chinh-va-nguyen-hien-le.html

(*03) Bạc bà, Bạc Hạnhhttps://xem-nom-thuy-kieu.blogspot.com/2021/03/bac-ba-bac-hanh.html




 

dimanche 25 avril 2021

thơ tháng tư 2021

 




Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn?

Về núi Sài Sơn ngóng lúa vàng

Sông Ðáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc

Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng

Bao giờ ta gặp em lần nữa

Ngày ấy thanh bình sẽ nở hoa

Ðã hết sắc màu chinh chiến cũ

Còn có bao giờ em nhớ ta


Quang Dũng















mercredi 24 mars 2021

mỹ nhân ăn phở

 

Lời dẫn: Vừa có người bạn học cũ (*) gửi cho bài này, chép/dán, không đổi một chấm... Chỉ xin ghi lại ngày tháng làm sử liệu mai sau. Hi vọng thế.

(*)

date:24 Mar 2021, 18:59
subject:{CVA68:9267} Fwd: Khi "mỹ nhân" đi ăn phở

24 tháng Ba năm 2021, 19:17


Đang xì xụp tô phở thì nàng bước vào quán như một luồng gió mát lại thoang thoảng hương! Vốn sợ người đời bảo máu gái nên tôi cũng chỉ dám liếc qua 1 tý nhưng công nhận xinh thật, dáng chuẩn, da trắng và làn tóc thì như mây.
 
Vừa ngồi nàng cất giọng "Ê nhóc! Lau bàn nhanh đi!" rồi quay sang nói với anh bạn đi cùng "Đéo Mẹ nó! toàn bọn lười, thấy khách thì phải biết chứ!".
 
Vừa nói nàng vừa rút xoèn xoẹt giấy lau xoành xoạch rồi vo tròn vứt xuống đất, tiện chân đá phát sang ngay chỗ tôi ngồi. Tôi định chuyền trả nhưng gã đi cùng cơ bắp quá, xương tôi lại yếu. 
 
Phở bưng ra, nàng rút chai tương xịt phèn phẹt, lấy muỗng nếm thử rồi nhân tiện muỗng ấy thò vào múc tí ớt vì "Đéo Mẹ! em phải có tí cay mới sướng anh ạ!".
 
Nhìn yểu điệu, thục nữ thế mà nàng cứ húp xoàn xoạt vì " Địt Mẹ! quán trông xấu mã mà phở ngon anh nhỉ?".
 
Vừa ăn nàng vừa kể  "Em ghét nhất mấy thằng già cứ liếc trộm! Hở ngực thì kệ mẹ người ta, khoét đùi chết gì chúng nó mà cứ hau háu như thấy thịt chó mới nướng!"
 
Nghe hơi nhồn nhột nhưng chẳng mấy khi được tận mắt chứng kiến em gái thú vị vậy.
 
Ăn xong, nàng kêu cái khăn lạnh, lau từ mặt đến tay, ngoáy cả mũi cho sạch, nhe cả hàm răng dính rau ra chà đi chà lại rồi vứt cái toẹt xuống sàn.
 
Chủ quán ra tính tiền nhắc khéo "Dưới bàn có giỏ rác chị ạ!", nàng nghe nhăn mặt bảo: "Rác vứt đầy đấy sao không nói lại hoạch họe tôi."
 
Chủ đi nàng quay sang nói với bạn: "Phở ngon chứ không em chửi bỏ mẹ nó rồi."
 
Cuối cùng thì nàng cũng quay gót ra xe sau khi đổ cả ly trà đá rửa tay lẫn mồm, nước văng tung tóe.
 
Người đâu mà duyên dáng thế không biết? Xa nhau từ sáng đến giờ vẫn còn hằn trong não tôi...


 







mardi 23 février 2021

đầu trâu mặt ngựa

 


Ai từng đọc qua Truyện Kiều, dù ở bậc trung học qua chương trình dạy Việt văn năm đệ Tứ (tức là lớp 9 bây giờ), cũng khó quên bốn chữ "đầu trâu mặt ngựa" trong đoạn miêu tả cảnh Vương viên ngoại, cha nàng Vương Thúy Kiều, bị vu cáo và bị bọn sai nha (triều đình nhà Minh bên Tàu)  đến nhà bắt bớ hành hung:


tranh Tú Duyên (1915-2012)




0577. Người nách thước, kẻ tay đao,

0578Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.

0579Già giang một lão một trai,

0580. Một dây vô lại buộc hai thâm tình.


Năm 1975, một người bạn của tôi, còn kẹt lại ở Sài Gòn, nhìn tận mắt cảnh bộ đội công an Nhà nước nhào vô thành phố vơ vét chiếm đóng nhà cửa nhân dân, xúc cảnh sinh tình, liền bật ra 2 câu Kiều đã dẫn ở trên:


0577. Người nách thước, kẻ tay đao,

0578Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.


"Đầu trâu mặt ngựa" ở đây chỉ "bộ đội công an" Nhà nước vậy.


Gần đây, tôi mới tìm được nguồn gốc sâu xa của 4 chữ này trong kinh sách Phật giáo.


đầu trâu mặt ngựa: chỉ bọn người hung ác. Do chữ "ngưu đầu mã diện" 牛頭馬面. 

(1) Ngưu Đầu 牛頭 (tiếng Phạm: Gośīrṣa) là tên của một ngục tốt ở địa ngục, tức A Bàng La Sát 阿傍羅剎. Theo kinh Ngũ Khổ Chương Cú, thì hình tượng của A Bàng là đầu trâu tay người, hai chân có móng trâu, sức mạnh có thể dời núi, tay cầm xoa sắt, mỗi xoa có ba mũi nhọn, có thể xiên vài trăm vạn người có tội ném vào trong vạc dầu. 

(2) Mã Diện 馬面 (tiếng Phạm: Aśvaśīrṣa) là tên một quỷ sứ ở địa ngục. Theo kinh Lăng Nghiêm 楞嚴: Ngục tốt Ngưu Đầu, Mã Đầu La Sát, tay cầm thương mâu, xâm nhập vào thành, đi tới Địa ngục Vô Gián. Chiều rộng của địa ngục này là 84.000 do tuần, thân hình của các chúng sinh chịu khổ trong địa ngục này cũng cao 84.000 do tuần, bởi thế thân hình chúng sinh đầy ắp khoảng không gian của địa ngục, không xen kẽ, không cách hở, cho nên gọi là "thân hình vô gián địa ngục" 身形無間地獄 (Phật Quang Đại Từ Điển 佛光大辭典).



Gần 50 năm qua, đất nước Việt Nam đang trải qua một thời kì đen tối nhất trong lịch sử xưa nay.


Mấy ngày đầu năm 2021 vừa qua lại xảy ra trường hợp kết án 3 nhà báo nhân quyền.


Dư luận thế giới vô cùng ngạc nhiên và phẫn nộ trước 3 bản án nghiêm khắc ngày 05-01-2021 mà Tòa án Nhân dân Tp Hồ Chí Minh giáng xuống cho 3 nhà báo độc lập thuộc Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, 15 năm tù cho Phạm Chí Dũng, và 11 năm tù cho Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn.


Hỡi ơi, "đầu trâu mặt ngựa" bây giờ không chỉ là đám chân tay sai bảo của Nhà nước nữa. Chúng đã thăng cấp lên bậc Tòa án Nhà nước rồi, nhân dân ơi.


Lại phải gọi tới một câu khác trong Truyện Kiều:


1706. Hay đâu địa ngục ở miền nhân gian.


Đọc lại đoạn văn miêu tả cái địa ngục "vô gián" trên đây không khỏi kinh hoàng.


http://vietnamtudien.org/vanhoc/tk_kieu.php?page_no=49