Rechercher dans ce blog

samedi 30 juin 2012

từ điển


Mun hc hiu tiếng Vit ngày nay, k cũng là khó. Vì nước ta chưa có được mt b t đin làm tiêu chun, tương đương vi mt Dictionnaire Robert ca Pháp, hay mt Oxford Dictionary ca Anh, chng hn.

Lấy một thí dụ: từ "xử lý" không tìm thấy trong Vit Nam T Đin (1931, Hội Khai Trí Tiến Đức). Đi Nam Quc Âm T V (1895, Huình Tịnh Của) ghi: "Xử lý: Cứ lý luật mà giăng thằng, không tây vị.". Trong Đi t đin Tiếng Vit (1998, Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin), có từ này. Nhưng các định nghĩa còn thiếu sót, không ghi đủ vài nghĩa thông dụng của từ này. Xem trang xử lý.
photo Internet
Ngoài ra, trong một từ điển làm tiêu chuẩn, cũng cần ghi cả nguồn gốc mỗi từ, thời khoảng xuất hiện của nó. Hai điểm này rất quan trọng.

Điểm thứ nhất,  đối với thí dụ từ "xử lý" (với những nghĩa mới từ 1975 ở miền Nam cũ), người đọc phải biết từ "xử lý" là mượn tiếng Hoa, chứ không phải là thứ tiếng "truyền thống" quen gọi là "Hán Việt", như người ta lầm tưởng.

Điểm thứ hai, người đọc phải biết từ "xử lý" chỉ bị áp đặt trên cả nước sau 1975. Điều này giúp cho người đọc biết được trong thời khoảng, hoàn cảnh nào một từ đã xuất hiện.

Ở bên Pháp, mỗi năm trước mùa khai trường, người ta đều có những ấn bản mới cho những từ điển Larousse, Robert, v.v., được học sinh dùng làm mẫu mực.  Đó cũng là dịp để báo chí, đài truyền hình bàn tán về những từ mới được đưa vào từ điển. Người ta cũng nói tới một số từ bị loại bỏ khỏi từ điển, vì chúng đã rơi vào quên lãng.

Như vậy, từ "xử lý" sẽ được ghi như sau, trong một Từ Điển Tiếng Việt Diên Hồng, ấn bản năm 2xxx:

x
{Hán Việt, thi khong xut hin ???, gc tiếng Hoa 處理, thi khong xut hiở miền Nam 1975}
ng t) 1. Nghĩa là ... 2. Nghĩa là ... 3. Nghĩa là ... Thí d: ...

Và hy vọng, vào một năm không xa, mục từ này sẽ biến mất khỏi từ điển. Hay có thêm ghi chú như sau: "Từ Hoa ngữ này, bị áp đặt từ 1975, nhưng ngày nay đã không còn bị lạm dụng nữa".



vendredi 29 juin 2012

ba chiều hướng

Hin nay, có ba chiu hướng biến chuyển trong tiếng Vit.

Chiu hướng th nht: T năm 1975, nhà cm quyn đã áp đặt trên cả nước mt lot t ng tiếng Hoa, rp khuôn Trung quc, nhm mc đích cng c chế đ công an, km kp đi sng người dân.

Đó là trường hp ca nhng "t mi" như: ci to, h khu, x lý, x trí, đăng ký, v.v.

Chiu hướng th hai: S xut hin ào t ca hàng trăm t Hoa ngữ trên báo chí, hay cách nói như người Tàu trong đi sng hng ngày. Nhng t ng tiếng Hoa này thực ra không cn thiết, vì trong tiếng Vit đã sn có nhng li, nhng câu nói trong sáng, tha sc bày t nhng khái nim tương đương.

Rõ ràng, đây là ch trương đng hóa tiếng Vit theo tiếng Hoa. Nó mang ý đ ca thc dân mi, dùng sc ép kinh tế không cn ti súng đn, dùng văn hóa xâm nhp vào tn đu óc người dân b tr.

"Tiếng ta còn..."
Đây là mt s thí d ca nhng "t mi" theo chiu hướng th hai này: X-quang, ngoi hình, ni y, chất lượng.

Chiu hướng th ba: Tiếng nói con người thì t nhiên là có biến đi theo đi sng xã hi, lch s hay chu nh hưởng ca thế gii chung quanh. Vit Nam ngày nay, tm thi có th chia ra ba loi "t ng mi" theo chiu hướng th ba này.

Loi th nht, là nhng t ngữ tuyên truyền, nhng khu hiu đã gn như tr thành nhng thành ng mi: xóa đói gim nghèo, vùng kinh tế mi, phân rõ bn thù, 16 ch vàng và 4 tt, hc tp tt lao đng tt, v.v.
photo dtk 2010
Loại thứ hai, là để thích ứng với những tiến bộ về khoa học, kỹ thuật ..., hoặc chạy theo thời thượng Âu Mỹ.

Loại thứ ba, tự phát trong dân gian, phản ánh rất nhiều tâm lý, ý nghĩ người dân trong xã hội bây giờ: đại gia, gái gọi, chân dài, bồ nhí, cơm trắng, siêu mẫu, bão giá, v.v. Trong loại từ ngữ thứ hai này, mới đây người ta đang xôn xao về những người trẻ muốn sáng tạo và truyền miệng "ngôn ng thi @".




mercredi 27 juin 2012

ngoại hình

    • Hillary Clinton không quan tâm đến ngoại hình.

    • Giọng ca tuyệt vời mang ngoại hình đồ sộ làm khán giả kinh ngạc.
    • Dù xuất hiện với ngoại hình "mình hạc xương mai" nhưng Á hậu Hoàng Yến vẫn thể hiện được ...

      "Ngoại hình 外形" là một trong rất nhiều từ tiếng Hoa "không cần thiết", đã xâm nhập chiếm đóng ồ ạt trong tiếng Việt, vào khoảng mấy chục năm gần đây.

      Đó không phải là sự biến hóa tự nhiên của tiếng nói, khi giao tiếp ảnh hưởng lẫn nhau trên thế giới. Bởi vì, những từ tiếng Hoa loại này không đem lại một ý niệm nào mà ta chưa có cách trình bày, cũng không phải là đáp ứng nhu cầu hấp thụ những khái niệm mới nào về khoa học, kỹ thuật, v.v.

      Chứng cớ là ngay trong bản tin có nhan đề đã dẫn ở trên: "Hillary Clinton không quan tâm đến ngoại hình", nhà báo đã viết ra một cách rõ ràng dễ hiểu (và lịch sự nữa!) như sau: "11 Tháng Năm 2012 – Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cười khi mọi người bàn tán về phong cách của bà và tuyên bố không còn để tâm đến vẻ bề ngoài của mình.".
      photo dtk 2009
      Thật vậy, "ngoại hình" có nghĩa là: bề ngoài, thân hình, vóc dáng, v.v.

      Câu thí dụ thứ hai: "Giọng ca tuyệt vời mang ngoại hình đồ sộ làm khán giả kinh ngạc", chẳng qua chỉ muốn nói rằng: người hát, dù mang một thân hình to béo, nhưng lại có một giọng ca tuyệt vời, làm cho khán giả hết sức ngạc nhiên.

      Hơn nữa, hai chữ "vóc dáng" ­đáng yêu — vốn có từ xưa, cũng đủ bày tỏ điều này: "Dù xuất hiện với vóc dáng mình hạc xương mai ...".


      vendredi 22 juin 2012

      đả nữ


      Có người cho biết báo chí vừa có thêm những từ mới "đả nữ", "quần hôn".

      Vào google.com tìm "đả nữ", thấy ngay một loạt những hình ảnh, tựa như những "Cô gái đồ long" trong truyện võ hiệp Kim Dung. Xem thêm thì hay "đả nữ" là những vai nữ đánh võ trong phim: "Mỹ nhân Việt nào sẽ là đả nữ tương lai? (...) Nhiu người cho rng, khó đ Hà Tăng din tt mt vai đánh đm, vì ngoi hình khá nh con và gương mt không được lnh lùng và góc cnh. Ngoài ra, vic luyn võ không phi mt sm mt chiu mà đt được kết qu tt."

      Theo khuynh hướng biến chuyển của tiếng Việt ngày nay, từ mới này chắc cũng của Tàu mà ra. Tra sơ qua vài bộ từ điển Hán ngữ, không thấy có mục từ 打女 (đả nữ). Nhưng tìm "打女" trên google.com, thì có hàng trăm hình, y hệt như khi tìm bằng hai chữ "đả nữ". Hơn nữa, lại tìm ra cả giải thích của từ này.
      tranh vẽ Internet
      Đả nữ 打女:tc đàn bà con gái có công phu võ thuật. Từ này thường gặp trong báo chí, ở những trang truyện giải trí hay trong phim ảnh võ hiệp. Nó cũng phiếm chỉ vai nữ đánh võ trong loại phim này.

      Cũng lạ, tại sao người ta không dùng từ "hiệp nữ 俠女" sẵn có? Hay là bây giờ, điều quan trọng chỉ là "đấm đá", chứ đâu cần gì tới tinh thần "hành hiệp trượng nghĩa" ngày xưa?




      mardi 19 juin 2012

      đọc thơ Quang Dũng

      Bùi Giáng (1926-1998)
       
      Mai chị về em gửi gì không
      Mai chị về nhớ má em hồng

      Chỉ hai câu mở đầu đã khiến người tê lạnh. Không có gì cả, không lời nào tha thiết, nhưng đúng như ông Huy Trâm nói: “Thơ Quang Dũng ý đã nhiệt thành, cao đẹp, mà lời thơ lại êm ái gợi cảm vô cùng. Nói về thơ nhẹ nhàng, êm dịu, mà đọc tới đâu lâng lâng tưởng chết cả lòng đến đấy, thì thi ca hiện đại chỉ có Quang Dũng.”

      Thi ca hiện đại hay thi ca ngàn đời, thi ca Việt Nam hay thi ca thế giới – vâng – cũng chỉ riêng một Quang Dũng thôi. 

      Mai chị về em gửi gì không
      Mai chị về nhớ má em hồng
      Đường đi không gió lòng sao lạnh
      Bụi vướng ngang đầu mong nhớ mong

      Đó là chỗ sơn cùng thủy tận của ngôn ngữ. Ngôn ngữ thần tiên hiển hiện tinh thể một cách không thấy hình hài máu me đâu cả. Người ta đã bao đời đi tìm cõi huyền nhiệm của ngôn ngữ thơ. Mỗi phen trở về, mỗi phen như bó tay lắc đầu, tuyệt nhiên không biết ăn nói ra sao cả. Đành chỉ nói quanh co.

      Và biết bao thy sỹ hoằng viễn đã nghĩ rằng, nguyện rằng, mình sẽ suốt đời không làm một vần thơ nào cả — một phen thể hội cái chỗ dị thường trống trải vắng vẻ trong lời man mác thiên tiên kia.



      Lại có những nhà tư tưởng như Heidegger, viết bao pho sách lịch kịch nêu bao câu chất vấn u ẩn, đáo cùng vẫn chỉ nhằm mục đích nhiếp dẫn tư tưởng tới chỗ mép bờ bất khả tư nghị của thi ca.

      Nerval sau những lần thành tựu cõi miền ngôn ngữ đó, ông bèn lao mình vào cõi ẩn mật vô ngần của một nguồn siêu thực không tiếng không lời Les Chimères.

      Apollinaire, sau phút dị thường bước lên tột đỉnh đạm nhiên kia, lập thời nhảy lùi làm thơ theo thể thái bông lông tầm phào, bất sá lam hồng tố bạch. 

      Mai chị về em gửi gì không?

      Câu hỏi cũng lửng lờ như lời đáp lững lơ. Hỏi mà cũng như không hỏi, không nói, không ngó, không nhìn nhau…


      Và chỉ sau khi lên ngựa, chia bào, con người mới để lòng mình bay tỏa khắp đường đi. 

      Đường đi không gió lòng sao lạnh
      Bụi vướng ngang đầu mong nhớ mong

      Tâm sự của người đi, nhưng nhan đề là kẻ ở. Kẻ ở hay người đi cũng một tâm tình ly biệt. Đi giữa không gian, thì cũng như đứng ở trên dâu biển. Lòng sao lạnh? Vì lòng mang chứa tất cả khoảng vắng lạnh? Vì lòng mang chứa tất cả khoảng vắng lạnh không gian… Và tiếng “mong nhớ mong” kia cũng chỉ vọng vào được trong không gian xa hút mà thôi.


      Nghĩa là vọng trở lại vào lòng mình. Từ lòng mình tỏa vào lòng vũ trụ. Lại từ lòng vũ trụ dội lại lòng mình. Đó là cái vòng kỳ ảo của mong nhớ mong. Và mong nhớ mong mênh mông như thế, thì mong nhớ mong là cõi của từ bi tế độ vậy.

      Bởi vì nó mang hải lượng bao hàm. Nó bao dong rừng biển, sớm chiều, canh gà, sương hoa, cành hoang ngựa lạc. Nó đem thương mến phủ khắp hình hài vạn vật từ gần gũi tới xa tít dặm xa. 

      Quê chị về xa tít dặm xa

      Vì đó là một quê hương nào riêng biệt nằm tại một bến bờ bỉ ngạn nào vô tức vô thanh, vô biên vô tế. 

      Quê chị về xa tít dặm xa
      Rừng thu chiều xao xác canh gà
      Hoa rơi khắp lối sương muôn ngả
      Ngựa lạc cành hoang qua lướt qua

      Ngựa lạc? Dẫu ngựa không lạc đường vẫn cứ là lạc nẻo. Nghĩa là: ở trong cõi hư không bao la như thế, thì đâu cũng là lênh đênh, nhưng lênh đênh theo nghĩa vô ngần: trụ vô sở trụ.

      Người ngồi trên ngựa cũng lạc ngựa luôn. Hươu trong rừng cùng một cảnh ngộ lạc loài như nhau, lại tam trùng lạc lõng nhau, vì bất ngờ sợ hãi nhau, quay đầu bỏ chạy. Lời thơ lại thêm một chút niêm hoa vi tiếu “theo ngó theo”. 

      Ngựa chị dừng bên thác trong veo

      Nếu thác đục lầy cho một chút, ắt có phần gần gũi bụi hồng hơn. Nhưng tại sao thác lại trong veo cắc cớ ra như thế? Thì trần gian còn biết đem tâm sự hồng trần ký thác vào đâu? Đó là chỗ đạm nhiên huyền bí lô hỏa thuần thanh vậy. Nó đốt cháy linh hồn bằng một tiếng trong veo. Nhưng đốt cháy mà đâu có bỏng da bỏng thịt. Nó cháy để thăng hoa cho linh hồn về ba la mật, sau một phút linh hồn tạm dừng trong một phen tư lự. Vì dù sao trận giũ áo cũng còn vướng víu với nhân nghĩa nhân tình. 

      Ngựa chị dừng bên thác trong veo
      Lòng chị buồn khi nắng qua đèo
      Nơi đây lá giạt vương chân ngựa
      Hươu chạy quay đầu theo ngó theo

      Rồi sẽ xin khóc một cơn vô ngần cho trùng sinh trong vĩnh biệt: 

      Rừng đêm nhòa bóng nhớ hoang mang
      Ngựa chị dừng bên thác sao vàng
      Sao rơi đáy nước vương
      chân ngựa
      Buồn dâng đôi mi hàng lại hàng


      Ta lại gián tiếp với một sự tình kỳ dị. Nói ra là buồn dưng đôi mi hàng lại hàng, nhưng có bao giờ mối sâu mênh mông và hầu như vô đối tượng lại tràn ra thành hàng lệ. Nhưng đây là hàng lệ riêng biệt của hư không đi về vui chơi êm đềm với không hư thái thiên nhiên tĩnh tịch. Người ta có thể khóc, nhưng không phải khóc vì một mối đoạn trường riêng tây trong một cảnh ngộ nhất định.

      Hoặc đâu có phải bạ đâu khóc đó như bọn thy sỹ trung niên. Người ta khóc từ chín kiếp khóc về; như trận mưa vốn từ thiên thu rớt hột. Vì thế nên gọi là hàng lại hàng. Vì thế nên có chuyện sao rơi đáy nước. Vì thế nên có chuyện sao vương chưn ngựa. Chưn ngựa ở đây cũng mang đủ trùng quan thời gian vũ trụ nên mới có thể chạm vào bóng sao rơi từ thời gian tinh thể rớt về. Người và ngựa và sao và nước bỗng nhiên như nhiên đã đi vào cõi chung vạn vật nhất thể. Thì từ đó trở lại với đoạn đầu, từ câu hỏi mông lung tới lời đáp nhẹ nhõm, niềm mong nhớ mong là một tặng vật không lời, không nhất định là riêng biệt của riêng ai trao gửi lại cho ai. Người chị và người em kia cũng không có tên tuổi nào được hạn định nơi đâu. Đó là hai đứa con của trời và đất đẻ ra trong một mùa xuân hôn phối. Thì mai chị về em gửi gì không, là gửi cho chị hay cho ai? Làm sao ta dám quyết định? Chỉ biết rằng: chị hãy nhớ má em hồng. Nghĩa là: mùa xuân xanh còn tồn lưu mãi mãi trong mùa thu ly biệt. Đó là tặng vật của em trời trao chị đất – nhớ má em hồng là ký ức kỳ ảo Mnémesyne.

      Chẳng hiểu sao đọc thơ Quang Dũng, Nguyễn Du, Hồ Dzếnh, Huy Cận, tôi thường nghĩ tới người Chiêm Thành. Tội lỗi ông cha chúng ta đối với dân tộc ấy kể cũng được chuộc phần nào, cũng như ngày xưa Homère đã giải oan cho người Troyens bị đắm chìm bởi người Hy Lạp.

      Mấy bài thơ của Quang Dũng như giữ lại cho mọi người một niềm tương ứng mênh mông trong thời đại ngỗn ngang oan nghiệt, thế giới cùng xô ùa nhau vào hủy diệt, tàn phá, trong những trận tẩu hỏa nhập ma. Chiến tranh trong thời Quang Dũng dù sao cũng còn để lại cho người một dư địa để hoài niệm nhớ thương nhau. Nhưng dần dà, chút tình thương còn sót cũng mất đi giữa hỗn độn. Lúc bấy giờ e chỉ còn cửa quỷ đối thoại với nhà ma. Quang Dũng cũng linh cảm sự đó, nên bài “Đôi Mắt Người Sơn Tây” khép lại với mấy tiếng “bao giờ, bao giờ” ngậm ngùi khôn tả: 

      Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn?
      Về núi Sài Sơn ngóng lúa vàng
      Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc
      Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng

      Bao giờ ta gặp em lần nữa
      Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa
      Đã hết sắc màu chinh chiến cũ
      Còn có bao giờ em nhớ ta

      Khoảng trống lại trở về ngập khắp mép bờ ngôn ngữ. Như muốn đánh chìm hết mọi lời thân thiết đã thốt ra. Chúng ta không còn biết phải giải thích thơ Quang Dũng ra sao được nữa cả. 

      Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa

      Nhưng có lẽ ông không tin ở ngày ấy, ông không nghĩ rằng ngày nở hoa ấy sẽ về. Còn có bao giờ em nhớ ta? Nghĩa là không còn có bao giờ nữa cả? Chúng ta sẽ tiếp tục chết hết. Người ta sẽ tiếp tục giết nhau cho tới buổi chung cục thời gian. Cuộc chiến tranh ngày nay không còn chút gì giống như chiến tranh những thời đại trước. Có những cuộc chiến tranh huy hoàng như một trận mưa rào rực rỡ, làm hồi sinh con người trong tâm thức từ bi. Nhưng có những cuộc chiến tranh vốn từ trong tinh thể là làm tan rã tiêu diệt mất bản tính con người. Ngay cả con ngợm, con đười ươi cũng không còn sống sót một mống nào hết cả. Thì như thế? Còn có bao giờ em nhớ ta?

      Người ta nhầm lẫn một cách kỳ quặc cái ý nghĩa sơ thủy của chiến tranh. Cuộc chiến tranh bao dong của những ông Nguyễn Huệ, chiến tranh bác ái của những ông Napoléon, chiến tranh đó không còn tự nhận diện ra mình nữa trong cuộc chiến tranh tàn phá ngày nay. Tolstoï ngày xưa chẳng hiểu gì về Napoléon hết cả, cũng như chúng ta ngày nay chẳng hiều gì cả về cuộc chiến tranh của chúng ta. Thật là cắc cớ. Còn có một chân lý dị thường ẩn tàng trong Dịch Kinh của Khổng Tử đang khiến mọi người tư tưởng ngậm ngùi không còn biết phải thốt bất cứ một lời gi trong hiện trạng năm châu. Bài thơ Quang Dũng hiện ra tại chỗ chênh vênh bát ngát và thê thảm nhất trong sử lịch con người. Nó chỉ đạm nhiên và thống thiết khơi rộng những khoảng trống vắng ra để cho mọi vấn đề được nhận định và tự tìm lời giải đáp.

      Bàn luẩn quẩn mãi là vô lối. Chỉ nên thong dong đọc thơ như uống nước mía, như dõi theo cánh chuồn chuồn, như nằm ngủ gọi em Thúy Kiều em Thúy Vân em Đạm Tiên, em Hoạn Thư em Bạc Hạnh, em Sở Khanh, em Mã Giám Sinh, mọi mọi em em của em Tố Như Tử em Liệp Hộ em Thanh Hiên, em Hiền em Thánh, em Cành em Nhánh, em Trái Ớt, em Muối Tiêu, em Soài Riêng sa rụng, em Bương Cấn em Sài Sơn… 

      Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
      Về núi Sài Sơn ngóng lúa vàng
      Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc
      Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng.

      Tuy nhiên riêng đối với học sinh đang tập đi thi để cuối năm cưới vợ thì chớ nên lẩn thẩn chiêm bao đọc thơ nhiều quá.


      Bùi Giáng (Đi vào cõi thơ, Ca Dao xuất bản, Saigon, 1969)

      sự kiện


      • Cách đây vài tháng, Thái Hà xuất hiện trong một sự kiện với một chiếc váy có kiểu dáng và họa tiết ấn tượng nhưng trang phục này bị cho là hàng nhái ...

      Lần đầu, mới đọc câu viết, không hiểu "sự kiện" nghĩa là gì. Tìm hiểu thêm thì hay "sự kiện 事件" ở đây dịch từ tiếng Anh "event", chỉ những "cuộc hội", "lễ khánh thành", "buổi ra mắt", "ngày trình diễn", v.v.

      Trên mạng Internet http://aiim.edu.vn/blog_mod/event-coordinator-la-gi, người ta còn giảng giải "Event coordinator" là "Điều phối viên tổ chức sự kiện".

      Khuynh hướng vay mượn Hoa ngữ ngày càng lộ rõ ở Việt Nam.

      Vấn đề là những "từ mới" này ("mới" vì trước đó không có, hoặc đã có nhưng bây giờ mang nghĩa khác) thiếu trong sáng vì chúng thường có nhiều ý nghĩa rất bao quát.

      Thay vì nói: "Thái Hà xuất hiện trong một sự kiện với một chiếc váy ...",
      ta nói: " Thái Hà xuất hiện trong một buổi trình diễn thời trang (chẳng hạn) với một chiếc váy ...", thì có phải rõ ràng dễ hiểu hơn không.



      lundi 18 juin 2012

      nội y


      • Áo ngủ, áo lót, nội y, đồ lót, quần chíp xinh, đồ ngủ, gợi cảm, quyến rũ.
      • Phi Nhung ngã hở hết nội y.
      • Tuyết Lan khoe nội y giữa thiên nhiên.

      photo Internet

      "Nội y": quần áo lót, đồ lót.
      Từ lâu, người Việt vẫn nói "quần áo lót", "đồ lót": rõ ràng, dễ hiểu.
      Bây giờ, người ta đua nhau nói "nội y 內衣", y hệt tiếng người Hoa.
      Những từ Hoa ngữ ngày càng tràn ngập trong tiếng Việt.
      Ngày xưa dưới thời Bắc thuộc, người Tàu luôn luôn tìm cách bắt người mình ăn mặc, để tóc ... theo lối sống của họ.
      Ngày nay, ngay cả tiếng Việt cũng đang dần dần đồng hóa với tiếng Tàu.



      dimanche 17 juin 2012

      đừng nói, hãy nói


      đừng nói hãy nói
      bức xúc逼蹙
      ca từ歌詞
      chất lượng質量nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm hồ tiêunâng cao năng suất, sản lượng và phẩm chất hồ tiêu
      đăng kí登記thưa bác sĩ cho em đăng ký khám bịnh viêm mũithưa bác sĩ cho em ghi tên khám bịnh sưng mũi
      đáp án答案đáp án này chính xác nhấtcâu trả lời này đúng nhất
      hộ khẩu戶口
      ngoại hình外形dù xuất hiện với ngoại hình "mình hạc xương mai" nhưng Á hậu Hoàng Yến vẫn thể hiện được ...dù xuất hiện với vóc dáng "mình hạc xương mai" nhưng Á hậu Hoàng Yến vẫn thể hiện được …
      nhất trí一致
      nội y內衣
      phản cảm反感muốn cho những hình ảnh phản cảm đó không còn tồn tạimuốn cho những hình ảnh chướng mắt đó không còn nữa
      phục vụ服務lắm người chỉ mua vài ngàn, nhưng vẫn phục vụ lắm người chỉ mua vài ngàn, nhưng vẫn bán
      sở hữu所有sở hữu khuôn mặt trong sáng, cô thường được các đạo diễn "chọn mặt gửi vàng" trong những vai thục nữ khuôn mặt trong sáng, cô thường được các đạo diễn "chọn mặt gửi vàng" trong những vai thục nữ
      tập đoàn集團
      Việt dịch越譯
      X-quangX-光X-quangtia X
      xử lý處理sẽ không xử lý mạnh nữ sinh đánh bạn tại công viênsẽ không phạt nặng nữ sinh đánh bạn tại công viên
      xử trí處置


      vendredi 15 juin 2012

      cơm trắng


      "Cơm trắng" gần đây mang một ý nghĩa mới, không phải là cơm nấu bằng gạo giã kĩ trắng tinh, mà là cơm không có rau, thịt, cá... ăn kèm.

      "Sài Gòn, bề nổi là một thành phố lộng lẫy xa hoa sực mùi dầu thơm và những nhà hàng tiệm ăn sang trọng. Nhưng vẫn còn đó một Sài Gòn của những công nhân, những trí thức mà bữa cơm chiều chỉ là bát cơm không, mua ở cổng nhà ga."
      photo Internet
      Trước những cơn "bão giá" (tức là những "đợt giá cả tăng vọt"), người nghèo càng thêm khó khăn chật vật.

      Một chị bán "cơm trắng" nói: “Khách mua đủ lứa tuổi. Trẻ em đánh giày, phụ nữ bán báo, người già bán vé số.” Chị nói thêm: “Lắm người chỉ mua vài ngàn, nhưng vẫn phục vụ. Cơm cháy thường để cho mấy người neo đơn, nghèo khổ. Lắm khi thấy tội quá, không nỡ lấy tiền.”

      Lời bàn "tiếng Việt"

      "Bão giá",  "cơm trắng": tiếng nói của người dân quả thực chưa bao giờ gắn liền với đời sống xã hội như thế.

      Nhưng bà hàng cơm, thay vì nói (theo lối cán bộ nhà nước): "Lắm người chỉ mua vài ngàn, nhưng vẫn phục vụ 服務",
      sao không nói: “Lắm người chỉ mua vài ngàn, nhưng vẫn bán." Cho dễ hiểu hơn một chút.

      Nguồn: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/phong-su/579401/Sai-Gon-com-trang-tpp.html


      jeudi 14 juin 2012

      dây tơ

      Xem "khố lụa".

      khố lụa


      Đọc thơ văn xưa thường gặp khó khăn vì những điển tích. Chẳng hạn, trong bài thơ sau đây của Tú Xương (1870-1907):

      Thông gia với quan

      Nghĩ rằng quan lớn thế thì sang.
      Thương con, toan lấy dây tơ buộc,
      Kén rể vì tham cái lọng tàn.
      Nào có ra chi phường khố lụa
      Thôi thì cũng tủi kiếp hồng nhan.
      Cậu này ắt hẳn hay nghề sáo
      Dây vũ dây văn vụng ngón đàn.

      Chú thích:
      • dây tơ: do tích "ông già dưới trăng" (Nguyệt hạ lão nhân 月下老人) lấy tơ đỏ xe duyên vợ chồng. Vi Cố 韋固 đi kén vợ, vào chùa gặp một ông già, bên mình có một túi chỉ hồng, tay mở quyển sách, soi ra ánh trăng mà xem. Chỉ đã buộc rồi, thì dù thân, thù, quý, tiện, thế nào rồi cũng phải hợp. Ông già ấy xe dây cho Vi Cố lấy một đứa con nhà hàng rau, rách rưới bẩn thỉu. Vi Cố giận toan giết đi, mà rồi sau cũng lại lấy nhau (theo ghi chú trong: "Truyện Thúy Kiều", Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim hiệu đính và chú giải). Kiều: Ông tơ ghét bỏ chi nhau, Chưa vui xum họp đã sầu chia ly.
      • khố lụa: tức "hoàn khố" 紈褲, quần lụa mịn. Chỉ quần áo đẹp của con em nhà quý tộc ngày xưa. Sau mượn chỉ con em nhà giàu sang. Đỗ Phủ 杜甫: Hoàn khố bất ngạ tử, Nho quan đa ngộ thân  紈褲不餓死, 儒冠多誤身 (Phụng tặng Vi Tả Thừa 奉贈韋左丞) (Con nhà mặc) khố lụa không chết đói, Mũ nhà nho hay làm lụy thân.

      Đại ý: Tú Xương chế giễu một bà góa, vì tham giàu sang, muốn gả con gái cho quan. Tiếc rằng ông quan này nghiện thuốc phiện và không có tài cán chi cả.

      Thơ văn phản ánh xã hội. Tú Xương (1870-1907) sống vào thời lịch sử bi đát, triều đình nhà Nguyễn đang trên đà suy sụp, thực dân Pháp bắt đầu củng cố guồng máy thống trị của họ trên đất nước Việt Nam.

      So với thời nay, số phận người đàn bà Việt Nam vẫn chưa khá hơn là bao. Xem thêm: "cửu vạn", "chân dài".