Rechercher dans ce blog

jeudi 26 décembre 2013

tây phương

Trong bài "Đôi mắt người Sơn Tây" có một câu thơ rất lạ:

Mắt em dìu dịu buồn tây phương

Câu này đã bị sửa thành:

Mắt em như giếng nước thôn làng

Hai chữ "tây phương" trong câu thơ nguyên thủy của Quang Dũng có thể hiểu là tên của ngôi chùa ở xứ Đoài, theo nghĩa "tây phương tịnh độ", tức là nước cực lạc ở phương tây trong thuật ngữ Phật giáo?

Hay là có ý nói tới mối tình với một người con gái Pháp hoặc với một người đàn bà mang tên Akimi, theo những giai thoại người ta còn đọc được? (*)



Hiểu theo cách nào, thì Quang Dũng vẫn có quyền ấp ủ niềm riêng, và người ta không được bức bách sửa chữa lôi thôi.
Ngày nào mà tiếng thơ còn bị áp bức độc đoán thì người dân Việt còn phải sống bưng bít trong vòng tăm tối.


Xin mời đọc và nghe lại bài thơ <ở đây> qua giọng ngâm của Hoàng Oanh.


Đôi Mắt Người Sơn Tây
Tác giả: Quang Dũng

Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao lần quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

Vầng trán em vương trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn tây phương
Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương

Từ độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn thôi lại nối điêu tàn
Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ
Em có bao giờ lệ chứa chan

Mẹ tôi em có gặp đâu không
Những xác già nua ngập cánh đồng
Tôi cũng có thằng em còn bé dại
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông

Đôi mắt người Sơn Tây
U uẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây

Cho nhẹ lòng nhớ thương
Em mơ cùng ta nhé
Bóng ngày mai quê hương
Đường hoa khô ráo lệ

Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn quanh phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng

Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa
Đã hết sắc mầu chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta

Chú thích:
(*) Tham khảo:

Bài thơ Đôi Mắt NgườI Sơn Tây của Quang Dũng, được người yêu thơ thuộc nằm lòng. Quang Dũng là nhà thơ thời tiền chiến có nhiều bài thơ hay, trữ tình như: Tây Tiền, Đôi bờ.. nhưng Đôi mắt người Sơn Tây là một bài thơ được nhiều người ái mộ. Bài thơ như nói lên cuộc gặp gỡ đượm màu chia ly giữa nhà thơ với người con gái trong thời loạn lạc, một thoáng quen nhau và chia tay giã biệt -- một cuộc tình buồn ngắn ngủi:



Em ở thành Sơn chạy giặc về

Tôi từ chinh chiến mới ra đi

Cách biệt bao lần quê Bất bạt

Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì



Như vậy người con gái nầy chắc hẳn ở Sơn Tây, và đã gặp nhà thơ? Nhưng nàng là ai, tên gì, làm gì, ở đâu? nhiều giai thoại cho rằng Quang Dũng quen người con gái Pháp (vì có câu “Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương“?) nhưng Tây Phương cũng là địa danh của tỉnh Sơn Tây ngày ấy (nay là tỉnh Hà Tây) với ngôi chùa Tây Phương nổi tiếng.

(...)

Trở lại chuyện Người con gái Sơn Tây, theo nhạc sỹ Phạm Duy (bạn học của Quang Dũng ở trường Thăng Long Hà Nội- Quang Dũng ngồi sau Phạm Duy hai hàng ghế, người to con nhưng rất  hiền) kể lại, lúc Quang Dũng còn là đại đội trưởng trung đoàn Tây Tiến đóng quân ở Hoà Bình. Vừa được nghỉ phép, về thăm gia đình ở Phùng thuộc tỉnh Sơn Tây, anh tạt qua nơi có tên là kinh Đào ở gần chợ Đại, thăm người tình cũ tên là Nhật. Người tình nầy, còn có một mỹ danh nữa là Akimi, nàng có hàng cà phê trong vùng cách mạng mà ông thường hay ghé uống. Nàng chính là người đẹp Sơn Tây, nguồn cảm hứng dạt dào cho Quang Dũng viết bài Đôi mắt người Sơn Tây, ông đã tặng nàng bài thơ có câu:

Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương

dimanche 22 décembre 2013

súc sinh


Tình cờ, đọc được bản tin cũ (*) sau đây khá buồn cười.

Chuyện là cuối năm 2011, địa phương tổ chức tất niên, mở chương trình ca hát. Tại đây, khi bà NHT vừa kết thúc tiết mục văn nghệ thì ông N. đứng kế bên chiếc micro nói vọng vào: “Đồ súc sinh”. Mọi người trong hội trường cười ồ.

Tuy nhiên, mọi chuyện nhanh chóng chấm dứt và tiếp vào đó là các tiết mục văn nghệ sôi động khác. Bà T. cũng không màng trách cứ ông hàng xóm. Thế nhưng sau đó hiểu hết “hàm ý” chửi nên bà rất bực tức.

Không hiểu bà ấy tìm hiểu ở sách nào, đến nỗi đem sự vụ ra tòa kiện ông hàng xóm.

Trong đơn bà bảo ban đầu chỉ nghĩ từ “súc sinh” là bình thường không có gì đáng trách nhưng về sau tìm hiểu mới nhận ra súc sinh là thứ tệ bạc nhất trong muôn loài vật.

"Súc sinh" có gc t ch Hán: chù shēng 畜生.  T này thường ch chung cm thú như: ngựa, trâu, dê, gà, chó, lợn. Ngày xưa ở Việt Nam đã có truyện dân gian viết bằng chữ Nôm "Lục súc tranh công". Giờ đây, hai chữ "súc sinh" người Việt ít dùng, và chỉ còn là tiếng mắng chửi: chỉ người không có đạo lí nhân nghĩa gì cả, ngang hàng với cầm thú.

Tại sao bà kia cảm thy b s nhc nng nề như thế?

Theo thuật ngữ Phật Giáo, "súc sinh" là một trong sáu đường tái sinh. Chỉ các dạng đời sống trong luân hồi. Người ta phân biệt ba thiện đạo và ba ác đạo. Ba thiện đạo gồm cõi: Nhân, Thiên và A-tu-la. Ba ác đạo gồm: Ngạ quỷ, Địa ngục và Súc sinh.



Nếu dùng hai chữ "súc sinh" theo nghĩa là một trong ba ác đạo luân hồi như trên, thì thấy quả thực bà kia có lí và không thể chấp nhận được lời kết án trầm trọng quá mức của ông hàng xóm.

Tuy nhiên, trước và sau biến cố 1975, người dân Việt Nam gọi Hồ Chí Minh và các <đồng chí> của ông,  những kẻ làm tôi tớ cho khối Cộng Sản quốc tế từ 1945, đem ý thức hệ Mác-Lê-nin về đày đọa nhân dân, phá hoại đất nước từ mấy chục năm qua, là "quỷ đỏ", quả thực không sai.

Chú thích:





dimanche 15 décembre 2013

kháu khỉnh


Ngm nhìn nét kháu khnh, đáng yêu ca "Báu vt Hoàng gia Anh":


 

Kháu là gì? Khỉnh là gì?

 

Ông Lê Ngc Trụ cho rằng "kháu khỉnh" là nói ríu từ chữ Tàu:
  
Ho khán 好看 là "thy đp", ríu li thành kháu. Kháu-khnh đ gi đa bé dễ-thương xinh-xắn. Cái "đẹp" như "tụ" vào ch ho. Ch ho b nh-hưởng ca khán, thành ra kháu, ri tr thành tiếng đôi kháu-khnh. 
(Tm-Nguyên T-Đin Vit-Nam, trang 20 & 21)
  
Đáng ngờ cho cách giải thích từ nguyên này lắm. Chẳng lẽ hồi xưa người Việt khi thấy em bé xinh xắn, không biết nói ra sao mà phải đợi nghe người Hán sang đô hộ nói ho khán 好看, rồi bắt chước nói ríu lại thành "kháu khỉnh" hay sao?

Cứ như thế, ông Lê đọc một nghị định XHCN ngày nay, chắc bảo tiếng mình 100 % Tàu rồi chứ không phải chỉ quá nửa Tàu như đã ghi trong sách Tầm-Nguyên của ông ấy.

May thay, còn có người chỉ ra nguồn chung Lào & Thái của "kháu khỉnh" (Xem Từ điển Nguồn gốc tiếng Việt, BS Nguyễn Hy Vọng).





 

 

mardi 3 décembre 2013

đồng chí

"Quê hương anh nước mặn đồng chua
"Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
"Anh với tôi đôi người xa lạ
"Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
"Súng bên súng, đầu sát bên đầu
"Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
"Đồng chí!"

Đây là mấy câu thơ (Chính Hữu, 1948) cực tả ý nghĩa ban đầu của hai chữ "đồng chí": Chỉ người cùng chí hướng, phấn đấu cho một sự nghiệp chung. "Sự nghiệp chung" ở đây là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thời kì đó.



Tuy nhiên, từ này có lẽ bắt nguồn trong cái tên của tổ chức "Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội", do Nguyễn Ái Quốc thành lập năm 1925 tại Quảng Châu, Trung Quốc. Sau này hội này còn mang tên là "Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên".

Đó là một tổ chức cách mạng của Việt Nam hoạt động chống lại sự đô hộ của thực dân Pháp tại Đông Dương và tuyên truyền chủ nghĩa Marx-Lenin.

Rõ ràng, từ "đồng chí" mang ý thức hệ Liên Xô và viết chữ theo Tàu cộng sản (Xem: tóng zhì 同志 http://www.zdic.net/c/c/14b/327808.htm).

Tiếp theo đó là hàng loạt những từ ngữ của Trung Quốc ồ ạt xâm nhập tiếng nói người Việt: vô sản giai cấp, phong kiến chế độ, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa, vân vân và vân vân.

Ở miền Bắc, từ 1945, Hồ Chí Minh và các "đồng chí" của ông lập nên một chế độ chuyên chính độc tài độc đảng, đồng thời tiếp tục làm công cụ cho khối cộng sản quốc tế phá hoại miền Nam, cho đến tháng Tư 1975, thành công áp đặt xã hội chủ nghĩa trên toàn cõi Việt Nam.

Sự kiện hàng trăm từ ngữ chữ Hán, một sớm một chiều từ 1975, nhất loạt thay thế những cách nói thông dụng ở miền Nam cũ không phải là sự biến hóa tự nhiên của một ngôn ngữ: xử lý, đăng kí, hộ khẩu, cải tạo, sự cố, chất lượng, hải quan, tham quan, hộ chiếu, v.v. (Xem: http://tieng-viet-dtk.blogspot.fr/2012/09/bang-tu-vi-tieng-viet-1975.html).

Tuần báo Thanh Niên của Nguyễn Ái Quốc (Quảng Châu)

Ngày 23/11/2013 Báo điện tử QĐND đăng bài: 3000 Thanh Niên Việt Nam (TNVN) tập trung ở các cửa khẩu: Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh và lên đường sang Trung Quốc dự liên hoan giao lưu Thanh Niên Việt Nam và Thanh niên Trung Quốc, tổ chức lần 2 bắt đầu từ ngày 24 đến 27 tháng 11 tại các thành phố: Liễu Châu, Bắc Hải, Khâm Châu, Quý Cảng, Ngọc Lâm, Phòng Thành, Sùng Tả và Nam Kinh.



Đoàn TNVN được chia làm 7 nhóm đi 7 thành phố, tham gia các hoạt động như: Lễ khởi công xây dựng cửa khẩu Đông Hưng. Thăm một số di tích gắn liền với cách mạng VN và chủ tịch Hồ Chí Minh. Tọa đàm phát triển công nghiệp, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao với thanh niên địa phương Trung Quốc. Sau cùng là trồng cây hữu nghị "Thanh niên Việt Trung". 
(Xem: http://danlambaovn.blogspot.fr/2013/11/csvn-va-nhung-am-muu-han-hoa-viet-nam.html#.Up9kJfaNAfo).

Từ năm 1925 lấy hai chữ "đồng chí" (tóng zhì 同志) đặt tên cho tổ chức "Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội", đến năm 2013 phát động phong trào trồng cây hữu nghị "Thanh niên Việt Trung" cùng hô hào các "đồng chí" Việt Nam hãy là "láng giềng tốt" của Trung Quốc, càng ngày người dân trong và ngoài nước càng thấy rõ tất cả đều là những chiêu bài của phương Bắc nhằm nuốt chửng Việt Nam.

Nhưng hai chữ "đồng chí" ngày nay đã trở nên rỗng nghĩa hoàn toàn, nếu không nói là hàm ý tráo trở. Chính ở Trung Quốc những năm gần đây, nhà cầm quyền cũng khuyến cáo dân chúng tránh dùng hai chữ "đồng chí". Bây giờ, ở Việt Nam, ngay cả các cán bộ Nhà nước cũng có phần e ngại khi nói đến hai chữ này.

Vì không thể dối gạt người dân mãi được.












vendredi 22 novembre 2013

tần thân


Đi tu thứ nhất ở chùa,
Thứ nhì ở tận cuối mùa lang thang.
Dược Sư thơ mộng vô vàn,
Sầu lên vút tận mây ngàn tần thân.

Đọc thơ Bùi Giáng nhiều bài hay lạ lùng, nhưng thường khi cũng lấy làm khó hiểu. Một trong những lí do chính là vì có rất nhiều từ chữ Hán, đặc biệt là thuật ngữ Phật giáo, trong thơ Bùi Giáng.

Theo Hán Ngữ Đại Từ Điển:
tần thân 頻呻: ngáp dài, duỗi lưng, ngả lưng (vì buồn ngủ, vì mỏi mệt).

Trong bài "Thụy giác 睡覺" của Bạch Cư Dị có hai câu như sau:

Chuyển chẩm tần thân thư trướng hạ,
Phi cừu ki cứ hỏa lô tiền.

轉枕頻伸書帳下, 披裘箕踞火爐前。

Nghĩa là: Trở gối ngáp dài dưới màn trong phòng sách, Khoác áo da ngồi duỗi chân trước lò sưởi.

Như vậy, hai câu cuối trong bài thơ của Bùi Giáng có thể hiểu như sau: Nơi ngôi chùa Dược Sư (ở Việt Nam) vô cùng thơ mộng ấy, Nỗi buồn bay vút lên tận tầng mây trên núi cao, Trung Niên thi sĩ vươn vai ngáp dài một cái.

Không hẳn là vô nghĩa lí. Câu thơ mang âm hưởng Huy Cận mà Bùi Giáng đôi lần nhắc đến trong các tác phẩm của ông:

Thâu qua cái ngáp dài vô tận. 
Hình ảnh lung linh vũ trụ tàn.

sư tử tần thân
Trong kinh sách Phật giáo còn có thuật ngữ: Sư tử tần thân tam muội 師子頻呻三昧  (Trí độ lun, Kinh Th Lăng Nghiêm). Câu này này tương đồng với thuật ngữ Sư tử phấn tấn tam muội 師子奮迅三昧 (Sanskrit: Simha-vijrmbhita-samadhi). "Đây là loại thiền định có uy lực lớn, giống như sức mạnh mẽ, nhanh nhẹn của sư tử, cho nên gọi là Sư tử phấn tấn tam-muội. Theo Hoa Nghiêm Kinh Pháp Giới Thứ Đệ quyển Trung thì Tam-muội này có thể chia làm hai loại: 1) Dứt trừ các lậu hoặc vô tri nhỏ nhiệm. 2) Xuất nhập Tam-muội cực kì nhanh chóng." (*)

Có lẽ phải đọc bốn câu thơ của Bùi Giáng như một bài kệ Phật giáo.














mardi 23 avril 2013

chùa Cầu Hội An


Bản tin này đăng trên VTC News (20/07/2012) có thể coi là tiêu biểu cho "văn chương báo chí" ở Việt Nam ngày nay.

Nguyên văn

Lời bàn "Tiếng Việt"

Chùa Cầu - Hội An:

"Đẹp nhưng ... hôi"

 



(VTC News) - Tình trạng ô nhiễm, bốc mùi tại kênh Chùa Cầu (Hội An) đang khiến thành phố du lịch này xấu đi trong mắt du khách trong và ngoài nước.



Theo phản ánh của người dân sinh sống gần kênh Chùa Cầu, tại phường Minh An và Cẩm Phô (TP Hội An), hơn chục năm nay, hàng trăm hộ dân nơi đây phải hứng chịu tình trạng hôi thối do nước tại kênh Chùa Cầu ô nhiễm.

Mặc dù người dân đã phản ánh, nhưng tình trạng cũng không mấy được cải thiện.
Phản ánh: cũng như rất nhiều từ tiếng Việt bây giờ, mang gốc tiếng Hoa. Ở đây dùng theo nghĩa: "báo cáo trình bày một thực trạng không tốt nào đó cho nhà chức trách biết để mà giải quyết vấn đề".  Nghĩa này khác với nghĩa thường dùng ở miền Nam trước 1975.

Hộ: bây giờ hay dùng chữ gốc Tàu hơn xưa. Dân Việt bị bắt theo cán bộ Nhà nước nói ra rả "căn hộ", "hộ khẩu"... thay vì "căn nhà", "sổ gia đình"... Xem thêm: ở đây.
Du khách đến di tích Chùa Cầu bức xúc vì mùi hôi thối bốc lên từ kênh nước ô nhiễm 
Bức xúc: lấy làm bực bội khó chịu. Xem thêm: ở đây.
Một người dân sinh sống dọc kênh Chùa Cầu (đường Trần Phú, TP Hội An) cho biết : “Hôi thối không tả nổi, mưa nắng gì cũng vậy, nước đầy hay cạn cũng như nhau. Hơn chục năm nay, người dân chúng tôi phải sống trong cảnh này, có hôm bưng chén cơm lên ăn không nổi. Năm ngoái cơ quan chức năng có cho công nhân nạo vét hồ phía trên, rồi thả cỏ, bèo ở khu vực hồ chứa nhưng đâu lại vào đó. Thối hoàn thối! Tây cứ đi qua mà lắc đầu bịt mũi”.
Chức năng: từ gốc Hán này mang nhiều ý nghĩa phức tạp, làm cho câu viết rất tối nghĩa. "Cơ quan chức năng": người miền Nam trước 1975 viết là "nhà chức trách" có phần rõ ràng dễ hiểu hơn

Xem thêm: ở đây


Cũng theo người dân, nguyên nhân của tình trạng này là do nước thải từ các nhà hàng, khách sạn trên đường Hai Bà Trưng và khu vực lân cận chưa qua xử lý vô tư đổ xả ra hồ chứa gần đó rồi chảy hết ra hồ chứa phía bên trên.

Từ đây, nước thải ô nhiễm chảy ra kênh Chùa Cầu càng thêm ô nhiễm, bốc mùi.
Xử lý: đây là một từ gốc Hoa bị lạm dụng rất nhiều trong cách nói và viết ở Việt Nam sau 1975.

Riêng trong bản tin ngắn ở đây đã có 5 lần "xử lý". Xem thêm: ở đây.

Vô tư: đây cũng là một từ gốc Hoa, đã biến nghĩa hết sức quái gở trong tiếng Việt. Xem thêm: ở đây.


Nước dẫn về kênh Chùa Cầu ô nhiễm bốc mùi và đen kịt 



Ngày 18/7, phóng viên có mặt tại kênh Chùa Cầu - nơi tập trung rất đông du khách trong nước và nước ngoài đến để chụp ảnh, tham quan. Tuy nhiên, ai cũng lắc đầu ngán ngẩm vì mùi hôi thối bốc lên từ dòng kênh đen ngòm, đầy rêu đen.

Chưa hết, lượng nước ô nhiễm chảy ra sông Hoài càng khiến du khách và người dân quan ngại.
Tham quan (gốc Hoa): xem thêm ở đây.

Quan ngại (gốc Hoa?): bận tâm, lo lắng.


Anh Hoàng, du khách Hà Nội cùng gia đình đến đây chụp ảnh lưu niệm lắc đầu: “Đẹp thì có đẹp, nhưng hôi thối quá. Chính quyền địa phương phải làm sao chứ biểu tượng của Hội An mà để như thế này thì thật khó chấp nhận”.
Lưu niệm (gốc Hoa?): giữ lại làm kỉ niệm.


Mặc dù chính quyền địa phương đã cải tạo hồ điều hòa phía thượng lưu kênh Chùa Cầu, nhưng tình trạng ô nhiễm tại đây cũng không được cải thiện là mấy 



Tiếp tục đi ngược dòng kênh Chùa Cầu lên khu vực khu phố 5B, phường Cẩm Phô mới thấy, không chỉ người dân sống gần Chùa Cầu phải gánh chịu tình trạng này mà còn có hàng trăm hộ dân sống dọc mương Ồ Ồ (khu phố 5B, phường Cẩm Phô, TP. Hội An) cũng phải sống trong cảnh tra tấn bởi mùi hôi thối, xú uế của nước thải chảy qua con mương này hàng chục năm nay.

Anh Quân, người dân tại đây bức xúc: “Phản ánh hoài mà có thay đổi gì đâu. Trong khi con mương này là nơi chứa, dẫn nước thải của gần như toàn bộ nhà hàng, khách sạn tại các tuyến đường nơi đây đổ về. Từ đây, nước thải chảy về hồ điều tiết rồi ra kênh Chùa Cầu”.



Anh Quân cũng cho biết, người dân kiến nghị đúc đanh, che mặt cống lộ thiên thì chính quyền phường không đồng ý, nên người dân phải sống chung với hôi thối.

"Đó là chưa kể mùa mưa, nước cống ô nhiễm cứ vậy tràn vào nhà, bẩn thỉu không thể tả được” - anh Quân nói.
Kiến nghị (gốc Hoa 建議): đưa ra ý kiến để xem xét, thảo luận, giải quyết, v.v.


Mương Ồ Ồ (phường Cẩm Phô), nơi chứa, dẫn nước thải của cả khu vực chảy về Chùa Cầu bị ô nhiễm nghiêm trọng khiến người dân bức xúc gần chục năm nay 



Theo thống kê của ngành môi trường TP. Hội An, khu vực kênh Chùa Cầu, là bãi đáp của hơn 2.000 m3 nước thải từ hệ thống mương thoát nước thải của 3 phường Minh An, Cẩm Phô, Tân An (Hội An).

Số lượng dân cư thường xuyên xả nước thải sinh hoạt khoảng 12.000 người và gần 30 khách sạn, 3 nhà hàng lớn cùng nhiều nhà hàng nhỏ, khiến tình hình ô nhiễm ở đây càng trở nên nghiêm trọng.



Về vấn đề này, ông Trương Văn Bay, Phó Chủ tịch UBND TP Hội An thừa nhận: “Lượng nước thải phát sinh tại đây là do nước thải của các nhà hàng tại khu vực đường Hai Bà Trưng đổ ra ứ đọng gây nên".

Theo ông Bay, để xử lý, TP đã cho nạo vét hồ điều tiết nơi đầu nguồn kênh nước chảy qua Chùa Cầu và cho bơm nước rửa trôi… Nhưng cũng chỉ là giải quyết tình thế.

"Hiện chúng tôi đang xúc tiến nhanh việc xây dựng trạm xử lý nước thải đầu nguồn tại khu vực đường Phan Châu Trinh, không cho nước thải chảy trực tiếp ra Chùa Cầu mà phải được xử lý đảm bảo sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng này. Đối với tuyến mương Ồ Ồ chảy qua khu phố 5B sẽ xây dựng thành tuyến cống kín sau khi trạm xử lý nước thải xây dựng xong sẽ giải quyết được tình trạng hôi thối hiện nay” - ông Bay nói.
Giải quyết tình thế: khó hiểu. Theo văn mạch đoán nghĩa là "giải quyết tạm bợ qua loa", trái với "giải quyết dứt điểm" ở dưới.






Đảm bảo: xem thêm ở đây.


Cũng theo Phó Chủ tịch UBND TP Hội An, nếu không gặp khó khăn về tài chính thì dự kiến nhà máy sẽ được xây dựng vào cuối năm nay với kinh phí khoảng 6-7 tỷ đồng, kinh phí sẽ do tổ chức Jica Nhật Bản tài trợ.



Như vậy, trong thời gian chờ trạm xử lý nước thải được xây dựng và đi vào hoạt động thì di tích Chùa Cầu tiếp tục chìm trong mùi hôi thối, ô nhiễm, hình ảnh du lịch Hội An tiếp tục bị ảnh hưởng.

Bửu Lân

Kết luận:

Bản tin kêu ca về tình trạng cống rãnh dơ bẩn lâu năm ở thành phố du lịch nổi tiếng Hội An (đối với người Pháp và Nhật chẳng hạn) mà nhà chức trách Việt Nam vẫn mãi không giải quyết nổi.

Đọc bản tin ngắn này, không khỏi lo ngại vì chiều hướng đồng hóa tiếng Việt với tiếng Tàu từ 1975.