Trong bài "Đôi mắt người Sơn Tây" có một câu
thơ rất lạ:
Mắt em dìu dịu buồn tây phương
Câu này đã bị sửa thành:
Mắt em như giếng nước thôn làng
Hai chữ "tây phương" trong câu thơ nguyên thủy
của Quang Dũng có thể hiểu là tên của ngôi chùa ở xứ Đoài, theo nghĩa "tây phương tịnh độ",
tức là nước cực lạc ở phương tây trong thuật ngữ Phật giáo?
Hay là có ý nói tới mối tình với một người con gái Pháp hoặc với một người đàn bà mang tên Akimi, theo những giai thoại người ta còn đọc được? (*)
Hay là có ý nói tới mối tình với một người con gái Pháp hoặc với một người đàn bà mang tên Akimi, theo những giai thoại người ta còn đọc được? (*)
Hiểu theo cách nào, thì Quang Dũng vẫn có quyền ấp ủ niềm riêng, và người ta không được bức bách sửa chữa lôi thôi.
Ngày nào mà tiếng thơ còn bị áp bức độc đoán thì người dân Việt còn phải sống bưng bít trong vòng tăm tối.
Ngày nào mà tiếng thơ còn bị áp bức độc đoán thì người dân Việt còn phải sống bưng bít trong vòng tăm tối.
Xin mời đọc và nghe lại bài thơ <ở đây> qua giọng ngâm của
Hoàng Oanh.
Đôi Mắt Người
Sơn Tây
Tác giả: Quang Dũng
Em ở thành
Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao lần quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Vầng trán em vương trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn tây phương
Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương
Từ độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn thôi lại nối điêu tàn
Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ
Em có bao giờ lệ chứa chan
Mẹ tôi em có gặp đâu không
Những xác già nua ngập cánh đồng
Tôi cũng có thằng em còn bé dại
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông
Đôi mắt người Sơn Tây
U uẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây
Cho nhẹ lòng nhớ thương
Em mơ cùng ta nhé
Bóng ngày mai quê hương
Đường hoa khô ráo lệ
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn quanh phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng
Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa
Đã hết sắc mầu chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta
Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
Cách biệt bao lần quê Bất Bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Vầng trán em vương trời quê hương
Mắt em dìu dịu buồn tây phương
Tôi thấy xứ Đoài mây trắng lắm
Em có bao giờ em nhớ thương
Từ độ thu về hoang bóng giặc
Điêu tàn thôi lại nối điêu tàn
Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ
Em có bao giờ lệ chứa chan
Mẹ tôi em có gặp đâu không
Những xác già nua ngập cánh đồng
Tôi cũng có thằng em còn bé dại
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông
Đôi mắt người Sơn Tây
U uẩn chiều lưu lạc
Buồn viễn xứ khôn khuây
Cho nhẹ lòng nhớ thương
Em mơ cùng ta nhé
Bóng ngày mai quê hương
Đường hoa khô ráo lệ
Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn quanh phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng
Bao giờ tôi gặp em lần nữa
Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa
Đã hết sắc mầu chinh chiến cũ
Còn có bao giờ em nhớ ta
Chú thích:
(*) Tham khảo:
Bài thơ Đôi Mắt
NgườI Sơn Tây của Quang Dũng, được người yêu thơ thuộc nằm lòng. Quang Dũng là
nhà thơ thời tiền chiến có nhiều bài thơ hay, trữ tình như: Tây Tiền, Đôi bờ..
nhưng Đôi mắt người Sơn Tây là một bài thơ được nhiều người ái mộ. Bài thơ như
nói lên cuộc gặp gỡ đượm màu chia ly giữa nhà thơ với người con gái trong thời
loạn lạc, một thoáng quen nhau và chia tay giã biệt -- một cuộc tình buồn ngắn
ngủi:
Em ở thành Sơn chạy giặc về
Tôi từ chinh chiến mới ra đi
Cách biệt bao lần quê Bất bạt
Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì
Như vậy người
con gái nầy chắc hẳn ở Sơn Tây, và đã gặp nhà thơ? Nhưng nàng là ai, tên gì,
làm gì, ở đâu? nhiều giai thoại cho rằng Quang Dũng quen người con gái Pháp (vì
có câu “Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương“?) nhưng Tây Phương cũng là địa danh của
tỉnh Sơn Tây ngày ấy (nay là tỉnh Hà Tây) với ngôi chùa Tây Phương nổi tiếng.
(...)
Trở lại chuyện
Người con gái Sơn Tây, theo nhạc sỹ Phạm Duy (bạn học của Quang Dũng ở trường
Thăng Long Hà Nội- Quang Dũng ngồi sau Phạm Duy hai hàng ghế, người to con
nhưng rất hiền) kể lại, lúc Quang Dũng còn là đại đội trưởng trung
đoàn Tây Tiến đóng quân ở Hoà Bình. Vừa được nghỉ phép, về thăm gia đình ở
Phùng thuộc tỉnh Sơn Tây, anh tạt qua nơi có tên là kinh Đào ở gần chợ Đại,
thăm người tình cũ tên là Nhật. Người tình nầy, còn có một mỹ danh nữa là
Akimi, nàng có hàng cà phê trong vùng cách mạng mà ông thường hay ghé uống. Nàng
chính là người đẹp Sơn Tây, nguồn cảm hứng dạt dào cho Quang Dũng viết bài Đôi
mắt người Sơn Tây, ông đã tặng nàng bài thơ có câu:
Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
Em đã bao ngày em nhớ thương