Liên Xô, gọi đủ là Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (tiếng Nga: CCCP Союз Советских Социалистических Республик).
image: Internet |
Để ý, từ Liên Xô viết theo ngữ pháp tiếng Việt, chứ không rập khuôn 100% theo chữ Tàu như rất nhiều từ tiếng Hán đã tràn ngập tiếng Việt từ 1975 ở miền Nam cũ (xem: tham quan, ca từ, X-quang, đăng kí, hộ khẩu, v.v.).
Thật vậy, Cộng Sản Trung Quốc gọi là sū lián (tô liên) 苏联 (tô duy ai xã hội chủ nghĩa cộng hòa quốc liên minh 苏维埃社会主义共和国联盟).
Ngoài ra, người ta nhận thấy người miền Bắc thường dùng từ Xô-viết thay vì Liên Xô. Chẳng hạn:
Từ ấy đã ba mươi năm chẵn
Cuộc đời ta theo Đảng tiến lên
Đường xa bao nỗi truân chuyên
Ngọn đèn đêm gió, con thuyền biển khơi
Đèn vẫn tỏ, thuyền bơi tới trước
Đảng ta đưa dân nước ta đi...
Con đường cách mạng trường kỳ
Ba mươi năm ấy, bước đi vững vàng.
Trống Xô-viết, Nghệ An vang động
Bắc Trung Nam làn sóng đấu tranh ...
(Tố Hữu, Ba mươi năm đời ta có Đảng, 1960).
Tưởng cũng nên nhắc lại, Tố Hữu chính là tác giả hai câu thơ "bất hủ":
"Yêu biết mấy nghe con tập nói. Tiếng đầu lòng con gọi Xít-Ta-Lin"
Hòa thượng Thích Quảng Độ, khi bị lưu đày ở miền Bắc, kể lại như sau (*):
Mấy hôm trước có người ở thành phố Nam Ðịnh sang thăm và cho tôi một món quà hiệu Liên xô, bên ngoài hộp có mấy chữ CCCP, không hiểu, tôi đưa ra hỏi ông ta là nghĩa gì, ông ta bảo đó là chữ viết tắt của các câu: Các cha cứ phá, các chú cứ phá, các cô cứ phá, các cậu cứ phá, các con cứ phá, các cháu cứ phá, các chắt cứ phá, các chút cứ phá, các chít cứ phá, … nói xong ông ta cười sằng sặc.
Liên Xô đã sụp đổ từ 1991.
Ngày nay, các dân tộc trên thế giới đều ý thức về "thiên tai" của ý thức hệ Mác-Lênin; chỉ còn lại vài ba nước cuối cùng vẫn khăng khăng theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, ấy là Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam...
70 năm sau cuộc cách mạng mùa thu, tiếng cười sằng sặc kia vẫn còn vang dội như một tiếng kêu trầm thống trước sự phá sản kinh hồn trên đất nước Việt Nam.
Ghi chú
(*) HT Thích Quảng Độ, Nhận định về những sai lầm tai hại của Ðảng Cộng Sản Việt Nam đối với Dân Tộc và Phật Giáo Việt Nam
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.