Hồn đồn 餛飩: hoành thánh, vằn thắn (giọng Quảng Đông). Tức là món ăn truyền thống Triều Châu dùng thịt bò, heo, tôm... trộn với củ cải, rau hẹ... làm nhân, bọc trong lớp bột mì tráng mỏng theo hình tam giác, rồi đem hấp hoặc chiên.
Còn gọi là biển thực 扁食, biển thực 匾食, cốt đột 鶻突, sao thủ 抄手, vân thôn 雲吞.
photo Internet |
Trong các từ này, hai chữ vân thôn 雲吞 lạ nhất, vì không liên quan gì tới chuyện ăn uống.
Theo một giai thoại, nhà thơ đất Quảng Đông Hà Đạm Như 何淡如 (1820-1913) làm đối liên:
Hữu tửu hà phương yêu nguyệt ẩm
Vô tiền nả đắc thực hồn đồn
vế thứ hai ý nói "không tiền thì làm sao được ăn hồn đồn (hoành thánh)".
Nhưng "hồn đồn" là danh từ, không đối được với hai chữ "nguyệt ẩm" (danh từ + động từ).
Hà Đạm Như bèn sửa thành "vân thôn" (cùng âm "hồn đồn" đọc theo giọng Quảng Đông) nghĩa là "mây nuốt": hai vế bây giờ đối nhau chan chát.
Hữu tửu hà phương yêu nguyệt ẩm
Vô tiền nả đắc thực vân thôn
Tạm dịch:
Có rượu hề chi mời nguyệt uống
Không
tiền sao được nuốt mây trôi
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.