Rechercher dans ce blog

samedi 31 janvier 2015

internet


Internet mới đầu là một tên riêng do Robert E. Kahn đặt ra (1972, Hoa Kì) trước khi trở thành danh từ chung chỉ hệ thống truyền thông toàn cầu (inter) qua trung gian hàng triệu hệ thống máy tính điện tử như một mạng lưới (net) khổng lồ.

Vậy mà hầu như đại đa số các ngôn ngữ trên thế giới (Pháp, Đức, Ý, Thổ Nhĩ Kì...) đều sử dụng y nguyên hoặc dịch âm cái tên Internet này.


Hoa ngữ có nhiều cách dịch khác nhau; nhưng có hai cách cũng gần như chỉ là dịch âm pinyin:
Trung Quc đi lc:
hỗ liên võng 互联网
nhân đặc võng 因特网 (yīng tè wǎng)
anh đặc võng 英特网 (yīn tè wǎng) 
Đài Loan:
võng tế võng lộ 網際網路
HongKong - Macau:
hỗ liên võng 互聯網
Tân Gia Ba,  Mã  Lai:
hỗ liên võng 互联网
võng tế võng lạc 网际网络



Tiếng Việt không ra ngoài thông lệ đó: Internet (đọc âm: in-tờ-nét). Nhưng nhờ chữ viết bằng chữ cái latin abc nên không phải ghi chép rắc rối như Hán tự.




@



Năm 1972, Ray Tomlinson, kĩ sư của BBN (Bolt, Beranek and Newman) đã phát minh ra hệ thống email và đặt quy ước dùng kí hiệu @ (đọc là at) ghi địa chỉ các email.
Thí dụ: tiengviet.dtk@gmail.com



Tiếng Pháp gọi kí hiệu này là arobase.
Người Tàu dịch ra làm nhiều cách như sau:
    - Trung Quốc đại lục: khuyên a 圈a, hoa a 花a
    - Đài Loan: tiểu lão thử 小老鼠
    - Hong-Kong, Macau: at
Tiếng Việt gọi là: a còng.

Người đặt ra từ "a còng" có lẽ đã dựa theo hình thể kí hiệu mà đặt tên. Gọi như vậy tạm coi là ổn thỏa: @ có dáng cong cong, còng còng.
Tuy nhiên, tôi vẫn có chút ấm ức. Vì không khỏi hình dung cảnh công an còng tay người tù tội, hoặc liên tưởng tới chế độ gông cùm trong xã hội chủ nghĩa.
Xin đề nghị gọi @"a vòng".
Có người góp ý:
ND...@yahoo.com Sent: Monday, February 2, 2015 9:26 AM
"Tôi thử gọi là "a đóng khung"; chứ a dòng hay a vòng nghe như gọi ông Tàu nào đó :)."
Ờ, "a vòng" coi bộ chưa ổn lắm. Vì mang âm hưởng "a wang", "a man", "a muội", "a huynh", v.v. Nhưng có lẽ nên tìm cách gọi nào đừng gợi ra ý "gò bó", "gông cùm", "còng tay", "mất tự do", "đóng khung", v.v. thì hay hơn.
Theo đúng 8 tiêu chuẩn (*) để đặt ra một danh từ khoa học, có thể gọi @ là "a khoanh tròn" được chăng?

Mong giữ được nét trong sáng tươi đẹp (văn minh, văn hóa) của tiếng nói Việt Nam.


(*) 8 tiêu chuẩn (xem Hoàng Xuân Hãn: "Danh từ khoa học"):
 
1 Mỗi một ý phải có một danh từ để gọi.  
2 Danh từ ấy phải riêng về ý ấy.  
3 Một ý đừng có nhiều danh từ.  
4 Danh từ phải làm cho dễ nhớ đến ý.  
5 Danh từ trong các môn phải thành một toàn thể duy nhất và liên lạc.  
6 Danh từ phải gọn.  
7 Danh từ phải có âm hưởng Việt âm.  
8 Danh từ phải đặt theo lối đặt các tiếng thường và phải có tính cách quốc gia.




Xem thêm: từ vị tiếng Việt Internet




Vài nguyên tắc cho một từ vị tiếng Việt Internet


... và những từ ngữ thuộc những bộ môn khoa học kĩ thuật khác 




Trước 1975, sách "Danh từ khoa học" Hoàng Xuân Hãn đã trở thành nền tảng giúp cho người Việt hội nhập tốt đẹp với những tiến bộ khoa học kĩ thuật trên thế giới. Nền giáo dục ở miền Nam cũ đã đạt được một trình độ tương đương với nhiều quốc gia tiền tiến Pháp, Mĩ, v.v. Chứng cớ rõ rệt nhất là mức độ thành công rất đáng kể của một số đông các chuyên gia, bác sĩ, kĩ sư... được đào tạo hoặc tại các Đại Học Việt Nam hoặc tại các nước Tây Phương tiến bộ.
Sau biến cố lịch sử 1975, trong bối cảnh một xã hội chuyên chính rập theo khuôn mẫu của Trung Quốc Cộng Sản, tiếng Việt bị biến đổi xáo trộn chưa từng thấy. Cùng trong thời kì đó,  khoa học kĩ thuật Âu Mĩ phát triển cực kì mạnh mẽ, nhất là về điện tử, máy tính, những hệ thống viễn thông và Internet.
Tiếng Việt tất nhiên bắt buộc phải tìm ra những từ ngữ bày tỏ những ý niệm mới.
Từ 40 năm qua, những từ ngữ mới tạo này tràn ngập trên báo chí, sách vở và trong những câu nói thường ngày.
Tuy nhiên, người ta vẫn nhận thấy một cái gì không ổn thỏa, trong rất nhiều trường hợp nói và viết ngày nay: tinh thần hoang mang, chữ ghép bừa bãi, không mang âm hưởng tiếng nói người dân, mạnh ai nấy làm, như rắn không đầu.
Bảng từ vị dưới đây sẽ cố gắng thu thập những từ ngữ khoa học kĩ thuật này, xếp theo 6 dòng như sau:
1. Anh ngữ,
2. Pháp ngữ
3. Hán ngữ
4. Tiếng Việt
5. Tiếng Việt đề nghị khác: ghi lại, nếu có, những từ ngữ có thể dùng thay thế những từ ngữ tương ứng thông dụng ngày nay, theo đúng tinh thần 8 nguyên tắc (*) mà tác giả Hoàng Xuân Hãn đã đề ra trong lời tựa sách "Danh từ khoa học".
6. Ghi chú, so sánh, bàn bạc về những từ ngữ cùng hàng.

(*)
1 Mỗi một ý phải có một danh từ để gọi.
2 Danh từ ấy phải riêng về ý ấy.
3 Một ý đừng có nhiều danh từ.
4 Danh từ phải làm cho dễ nhớ đến ý.
5 Danh từ trong các môn phải thành một toàn thể duy nhất và liên lạc.
6 Danh từ phải gọn.
7 Danh từ phải có âm hưởng Việt âm.
8 Danh từ phải đặt theo lối đặt các tiếng thường và phải có tính cách quốc gia.




Thí dụ:


English
@ at
Français
@ arobase
中文
Trung Quc đi lc: khuyên a a, hoa a a
Đài Loan: tiu lão th 小老鼠
Hong Kong - Macau: at
tiếng Vit
@ a còng
tiếng Vit
ngh khác)
@ a khoanh tròn
ghi chú
xem ở đây: @

English
blog
Français
blog, blogue, cybercarnet, bloc-notes
中文
Trung Quốc đại lục: bác khách 博客, võng chí 网志
Đài Loan: bộ lạc cách 部落格, võng chí 網誌
Hong Kong - Macau: võng chí 網誌
Tân Gia Ba,  Mã Lai: bộ lạc cách 部落格, võng chí 網誌
tiếng Vit
blog
tiếng Vit
ngh khác)

ghi chú


English
browser
Français
navigateur, fureteur (Québec), butineur, brouteur, arpenteur,  fouineur, explorateur
中文
võng hiệt lưu lãm khí 网页浏览器
tiếng Vit
trình duyệt web,  trình duyệt
tiếng Vit
ngh khác)

ghi chú


English
computer
Français
ordinateur, calculateur
中文
kế toán cơ 計算機, đin não 电脑
tiếng Vit
máy tính, máy tính điện tử, máy điện toán
tiếng Vit
ngh khác)

ghi chú


English
email
Français
courrier électronique, courriel, e-mail, mail ou mél
中文
đin t tín tương 電子信箱, đin bưu (gin xưng) 電郵
tiếng Vit
hp thư đin t, email
tiếng Vit
ngh khác)

ghi chú


English
email message
Français
message électronique
中文
đin t tín kin 電子信件
tiếng Vit
thư đin t
tiếng Vit
ngh khác)

ghi chú



English
homepage, home page, index page
Français
page d'accueil, page d'entrée
中文
thủ hiệt 首页, chủ hiệt 主页
tiếng Vit
trang nhà
tiếng Vit
ngh khác)
trang đầu, trang chủ
ghi chú



English
hyperlink
Français
hyperlien, lien hypertexte, lien web, lien
中文
siêu liên kết 超連結
tiếng Vit
siêu liên kết
tiếng Vit
ngh khác)

ghi chú



English
internet
Français
internet
中文
Trung Quc đi lc: h liên võng 互联网, nhân đc võng 因特网, anh đc võng 英特网
Đài Loan: võng tế võng l 網際網路
Hong Kong - Macau: h liên võng 互聯網
Tân Gia Ba,  Mã Lai: h liên võng 互联网
tiếng Vit
internet (in-t-nét)
tiếng Vit
ngh khác)

ghi chú



English
offline
Français

中文
li tuyến 離線, hạ tuyến 下線,  tuyến hạ 線下
tiếng Vit
ngoại tuyến
tiếng Vit
ngh khác)

ghi chú



English
online
Français

中文
tại tuyến  在線 thượng tuyến 上線, tuyến thượng 線上
tiếng Vit
trực tuyến
tiếng Vit
ngh khác)

ghi chú


English
optical fiber
Français
fibre optique
中文
quang đo tiêm duy 光導纖維, quang tiêm (gin xưng) 光纖
tiếng Vit
cáp quang
tiếng Vit
ngh khác)

ghi chú


English
software
Français
logiciel
中文
nhuyn th 軟體
tiếng Vit
phn mm, nhu liu, nhu kiện
tiếng Vit
ngh khác)
tinh toán, lý trình
ghi chú

English
scanner
Français
scanneur, scanner
中文
nh tưng to miêu khí 影像掃描器
tiếng Vit
máy quét hình (nh)
tiếng Vit
ngh khác)

ghi chú


English
ultrasonography, diagnostic sonography
Français
échographie
中文
siêu âm ba kim tra 超音波檢查
tiếng Vit
sàng lọc trước sinh
tiếng Vit
ngh khác)

ghi chú

English
virus (computer)
Français
virus
中文
võng l nhu trùng bnh đc 網路蠕蟲病毒, đin não bnh độc 电脑病毒
tiếng Vit
virus
tiếng Vit
ngh khác)

ghi chú


English
spam
Français
spam, courriel indésirable, pourriel (Québec)
中文
lp sc tín kin 垃圾信件
tiếng Vit
spam, thư rác, thư linh tinh
tiếng Vit
ngh khác)

ghi chú