Chiều hướng thứ nhất: Từ năm 1975, nhà cầm quyền đã
áp đặt trên cả nước một loạt từ ngữ tiếng Hoa, rập khuôn Trung quốc, nhằm mục đích củng cố chế độ công an, kềm kẹp đời sống người dân.
Đó là trường hợp của những "từ mới" như: cải tạo, hộ khẩu, xử lý, xử trí, đăng ký, v.v.
Chiều hướng thứ hai: Sự xuất hiện ào ạt của hàng trăm từ Hoa ngữ
trên báo chí, hay cách nói như người Tàu trong đời sống hằng ngày. Những từ ngữ tiếng Hoa này thực ra không cần thiết, vì trong tiếng Việt đã sẵn có những lời, những câu nói trong
sáng, thừa sức bày tỏ những khái niệm tương đương.
Rõ ràng, đây là chủ trương đồng hóa tiếng Việt theo tiếng Hoa. Nó mang ý đồ của thực dân mới, dùng sức ép kinh tế không cần tới súng đạn, dùng văn hóa
xâm nhập vào tận đầu óc người dân bị trị.
"Tiếng ta còn..."
|
Chiều hướng thứ ba: Tiếng nói con người thì tự nhiên là có biến đổi theo đời sống xã hội, lịch sử hay chịu ảnh hưởng của thế giới chung quanh. Ở Việt Nam ngày nay, tạm thời có thể chia ra ba loại "từ ngữ mới" theo chiều hướng thứ ba này.
Loại thứ nhất, là những từ ngữ
tuyên truyền, những khẩu hiệu đã gần như trở thành những thành ngữ mới: xóa đói giảm nghèo, vùng
kinh tế mới, phân rõ bạn thù, 16 chữ vàng và 4 tốt, học tập tốt lao động tốt, v.v.
photo dtk 2010 |
Loại thứ ba, tự phát trong dân gian, phản ánh rất nhiều tâm lý, ý nghĩ người dân trong xã hội bây giờ: đại gia, gái gọi, chân dài, bồ nhí, cơm trắng, siêu mẫu, bão giá, v.v. Trong loại từ ngữ thứ hai này, mới đây người ta đang xôn xao về những người trẻ muốn sáng tạo và truyền miệng "ngôn ngữ thời @".
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire
Remarque : Seul un membre de ce blog est autorisé à enregistrer un commentaire.