Rechercher dans ce blog

mercredi 30 mai 2012

ca từ

  • Chiến tranh, chết chóc, thịt nát xương tan đã để lại vết tích trong ca từ của Trịnh Công Sơn với những hình ảnh đau đớn.
  • Trao đổi với chúng tôi về nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng ca từ nhảm nhí trong ca khúc thị trường ngày càng bành trướng.
  • Ca từ trong CD này đã bị chuyển ngữ một cách vô cùng cẩu thả, thô thiển.


Trong ba thí dụ trên đây, hai tiếng "ca từ 歌詞" (nghĩa là: lời ca, lời bài hát) cũng thuộc vào lối nói của người Tàu, giống như những chữ đã bàn tới trong blog này: Việt dịch, X quang, v.v.

Tác giả "Từ điển nguồn gốc tiếng Việt" đã nói đến cái thói người mình, trước đây, thích nói "dòng thanh thủy" thay vì "dòng nước trong". "Cho nó le, cũng như mấy kẻ hay khoe tiếng Tây tiếng Anh vậy thôi".

Tuy nhiên, cái lối nói này gần như đã biến mất khá lâu rồi, ít ra là ở miền Nam trước 1975. Tại sao bây giờ nó lại tràn lan như vậy? Đó là mối lo lớn cho người Việt Nam. 


Nhạc sĩ Phạm Duy, tác giả bản Tình ca, nghĩ sao?
http://www.youtube.com/watch?NR=1&feature=endscreen&v=mkpj-Ht-66o





vendredi 25 mai 2012

cửu vạn


Có hai chữ không biết xuất hiện từ bao giờ: cửu vạn. Trong các tự điển Thanh Nghị, Đại Nam Quấc Âm Tự Vị, Từ điển tiếng Việt (1994) đều không có từ này. Trong Việt Nam Tự Điển (của Hội Khai Trí Tiến Đức) thì giải thích đó là tên một quân bài tổ tôm.

cửu vạn 九萬

Cái nghĩa "khuân vác" là do hình dáng con bài tổ tôm này! Theo Đại từ điển tiếng Việt (1999): cửu vạn. (I) động từ. Khuân vác. (II) danh từ. Người làm thuê khuân vácÔi, tiếng Việt sao mà quanh co. Lần theo trạm web google.com, tìm hiểu thêm về hai chữ lạ lùng này.

Những nữ cửu vạn không có hoa hồng:

Đối với nữ cửu vạn tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên (Hà Nội), ngày phụ nữ 8/3 là ngày chưa bao giờ tồn tại trong cuộc sống của họ.


Cuộc sống vẫn trôi, cầu Long Biên tiếp tục chứng kiến những nữ cửu vạn làm việc, bất kể đó là ngày 8/3.


Năm nay (2012) giá các loại hoa tăng so với năm trước, riêng hoa hồng tăng mạnh nhất, từ 380.000 đồng đến 500.000 đồng cho 50 bông.


Rất hiếm, dù là ngày phụ nữ 8/3, chị được tặng một bó hoa đẹp.

Nguồn: http://www.zing.vn/news/phong-su/nhung-nu-cuu-van-khong-co-hoa-hong/a239237.html








tiếng vui

Thế nào là mt bài thơ hay? Ti sao cùng mt bài thơ, có người cho là "lt hơn nước c", có người khen là "thanh diu"? Xin xem:


Quách Tn (Bóng ngày qua)

Vào tim ăn, tim gii khát, ch nghe mt máy thu thanh mà đã nhc đu, hung h chung quanh nhà tôi, ông bà láng ging nào cũng có máy thu thanh không to thì nh, và đua nhau m c ngày c đêm! Nhà này nghe ci lương, nhà kia nghe tân nhc, nhà n nghe thi s... ch này thì m đài Saigon, ch kia thì m đài Nha Trang, ch n thì m đài ngoi quc... sáng cha tinh sương đã nghe tiếng, trưa vn nghe tiếng, khuya lơ khuya lc vn c nghe tiếng... Ngày nào được năm mười phút yên tnh tht quý hơn người nghin được thuc phin tinh...

Mt hôm tôi thc dy sm và hết sc ngc nhiên! Không biết vì đin cúp, hay các ông các bà hàng xóm ng quên, mà tiếng máy thu thanh ngng ngng hn! Nm nơi võng ct dưới hiên, nhìn cây mn in trên nn tri hng đông và nghe s kêu chinh chích, lòng tôi tràn ngp hân hoan cao hng, tôi ngu chiếm được mt tuyt:

Cm ơn ông hàng xóm
Ng
ng m máy thu thanh
Võng đ
ưa thm mn chín
Nghe s
gi bình minh

Tôi ly nhan đ là Tiếng Vui.

photo Internet

Thch Trung Gi khen là thanh diu và nói:

­— Ch có vài nét mà din t được hai nếp sng — mt sng theo đi sng máy móc, gi to n ào — mt sng cùng thiên nhiên, hòa mình cùng to vt, thanh tnh, ung dung...

Tôi tiếp:

— Bn mình sng rt thanh đm, mt hp nước giếng, mt tiếng chim cành... cũng đ cho mình vui thích, mình không dám đòi hi gì ca đi hết, thế mà người vn không đ mình sng yên! Được nhng phút thanh tnh ung dung... không phi d. Người xưa thích an nhàn, ca tng thú an nhàn tht phi quá!

Bài "Tiếng Vui" không có công phu un nhưỡng (1), cũng không có công phu thôi xao, ý thơ và li thơ xut phát mt cách t nhiên, tôi không ng có giá tr: chng nhng Thch Trung Gi khen mà Phm Công Thin và Thi Vũ cũng rt thích. Hai bn đu lit vào s thơ hay.

Nhưng "Tiếng Vui" được bn tr thưởng thc bao nhiêu thì b bn già ht hi by nhiêu! Mt thi hu trong Hương Bình Thi Xã bút hiu Bá Nhim, vào Nha Trang chơi, nhân đc "Tiếng Vui", mi nói cùng bác Vân Sơn:

— Thơ như thế mà vn có người khen thì thơ đã đến ngày mt vn!

Bài y không biết do đâu mà có nhiu người biết? Các v tao ông trong Nha Thành Thi Xã đu chê là "lt hơn nước c"!

B phái lão thành chê như thế, nếu không có my bn thanh niên ưa, thì mình có dám đem "Tiếng Vui" vào "Mng Ngân Sơn" đ cho "xut giang h" chăng?

Chưa chc.

Cho nên, mc dù Phm Công Thin thường nói:

— Thơ ông không còn là chuyn hay hay d na. Ni tâm ông làm vic đã nhiu, nhng gì ông viết ra đu đã được hàm dưỡng. Mi bài thơ là mi mnh hn ch không còn là li, là ch.


(1) Có mà mình không để ý. Lòng khao khát được sống yên tĩnh nung nấu một cách âm thầm đã biết bao ngày tháng rồi!





dimanche 20 mai 2012

Việt dịch


"Kinh Đại Bát Niết-bàn (trọn bộ 8 tập). Tác gi: Đoàn Trung Còn - Nguyn Minh Tiến Vit dch và chú gii, Nguyn Minh Hin hiu đính Hán văn"

Mới đọc tưởng "Nguyn Minh Tiến Vit" là tên người dịch và chú giải. Thực ra, "Nguyn Minh Tiến" mới là tên người.

Người Anh nói: "English translation"; người Pháp nói: "traduction française"; người Trung Quốc nói: "Hán dịch". Người nước nào nói theo cách của người nước nấy.



Cách nói theo lối người Tàu (thí dụ: "Việt dịch", "X quang") gần đây xâm nhập tràn lan trong báo chí, sách vở Việt Nam.

Xưa nay người mình vẫn ghi giản dị là: "... Nguyn Minh Tiến dch và chú gii, Nguyn Minh Hin hiu đính Hán văn.

Hoặc muốn cho rõ ràng hơn thì viết: "... Nguyn Minh Tiến dch (sang tiếng Việt) và chú gii, Nguyn Minh Hin hiu đính Hán văn."


samedi 19 mai 2012

lý trình


Hai chữ "phần mềm" được dùng rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay, dịch từ tiếng Anh software. Chữ software này từ đầu do người Mỹ đặt ra rất có ý nghĩa, để đi đôi với hardware, chỉ phần vật chất, máy móc của máy tính điện tử.


Người Pháp dịch rất hay sang tiếng của họ: hardware thành matériel, software thành logiciel (mới đây thôi, từ năm 1970, theo tự điển Robert). Dịch hay ở chỗ là chữ logiciel bày tỏ được ý nghĩa nguyên thủy, đồng thời giữ được tinh thần bản sắc tiếng Pháp. Thực vậy, logiciel lấy gốc từ chữ Hy Lạp logos, có nghĩa là raison, mang ý nghĩa lý trí, lý luận, v.v.


Hai chữ "phần mềm" vẫn bị số đông người khó chấp nhận, nhiều khi đem ra chế giễu "phần cứng, phần mềm".


Một từ khác là "nhu liệu" cũng được sử dụng khá nhiều ở hải ngoại. Nhà văn quá cố Đoàn Đức Nhân có lần đề nghị dịch là "tinh toán", đi đôi với "điện toán". 


Có thể dịch "software" là "lý trình": 

  • lý: như trong "lý trí", "lý luận", "hợp lý", v.v.
  • trình: như trong "hành trình", "chương trình", "khóa trình", v.v.


Như vậy, "lý trình" mang ý nghĩa: "tập hợp những phương thức và mệnh lệnh mà máy tính phải tuân theo, trong những điều kiện hợp lý, để thi hành những công việc như ý muốn của người tạo ra nó". 


Thí dụ: Word là một "lý trình" cho phép người sử dụng viết bài, trình bày, tồn trữ, in ra giấy, v.v.
Thí dụ: Photoshop là một "lý trình" cho phép người sử dụng chỉnh sửa hình chụp: làm cho rõ nét hơn, làm sáng hay tối hơn, thay đổi màu sắc, v.v. 



vendredi 18 mai 2012

mù tăm

"Nhìn sông chỉ thấy sông dài, Nhìn non non ngất, trông người mù tăm." (Ca dao)

Việt Nam Tự Điển (1931, Hội Khai Trí Tiến Đức):
Tăm. Bọt nhỏ từ đáy nước nổi lên mặt nước: Cá quẫy xủi tăm. Nước sôi xủi tăm. Nghĩa bóng: Dấu vết: Đã biệt tăm. Tìm không thấy tăm đâu cả.
Tăm hơi. Dấu vết: Phòng riêng đã vắng tăm hơi.
Tăm tích: Dấu vết: Tăm tích mịt mù.
VĂN LIỆU: — Bóng chim, tăm cá biết đâu mà tìm (Kiều). — Tịt mù tăm cá, bóng chim mấy trùng (Hoa Tiên).


photo dtk 2009
Tình xưa

Từ buổi thuyền đưa khách thuận dằm
Trông chừng bến cũ biệt mù tăm
Cảm thương chiếc lá bay theo gió
Riêng nhớ tình xưa ghé đến thăm



Quách Tấn (Đọng bóng chiều)

samedi 12 mai 2012

bàng bạc

"Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường." Thanh Tịnh, Quê mẹ.

Hai chữ "bàng bạc" ở đây nghĩa là: "trải rộng", "mênh mang".

Trong tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức có định nghĩa của từ này:

Bàng bạc 磅礴. Đầy dẫy: Khí hạo nhiên bàng bạc trong trời đất.

Hàn Mặc Tử, trong bài thơ "Tình quê", dùng hai chữ này theo nghĩa "khắp cả", "tràn đầy":

Tiếng buồn trong sương đục,
Tiếng hờn trong lũy tre.
Dưới trời thu man mác,
Bàng bạc khắp sơn khê.

Theo "Từ điển nguồn gốc tiếng Việt" của Bác Sĩ Nguyễn Hy Vọng (sắp xuất bản trên CD, 2012): những người Thái, Mã Lai, Lào, Chàm ... cũng nói "bàng bạc" gần gần như thế.


Trong tiếng Hán cũng có từ "bàng bạc", viết chữ theo ba bốn cách khác nhau, với nghĩa "trải rộng", "mênh mang", "tràn đầy" và vài ý nghĩa phức tạp khác (xem 磅礡 bàng bạchttp://vietnamtudien.org/hanviet/).


vendredi 11 mai 2012

đăng ký


"Đăng ký gian hàng, đăng ký học phần, đăng ký tài khoản, cấm đăng ký hộ thông tin cá nhân, đăng ký bản quyền, đăng ký dự thi, đăng ký thương hiệu độc quyền, gọi người thiểu năng trí tuệ đăng ký nhập ngũ."

Đó là một số thí dụ trong hàng ngàn thí dụ cách dùng từ "đăng ký" ở Việt Nam. "Đăng ký" đại khái ý nói: "ghi tên", "ghi danh", "gia nhập", "xin vào sổ", "xin ghi vào danh sách", v.v.

biếm họa Sa Tế
Thực ra, "đăng ký" nằm trong một loạt khá nhiều những từ mới xuất hiện sau 1975: đăng ký 登記, xử lý, nhất trí, xử trí, chất lượng, hộ khẩu, v.v.

Nói chung, những từ này không mang lại cái gì mới mẻ trong cách diễn tả sẵn có. Nó còn có chiều hướng đi ngược lại những cố gắng làm cho tiếng Việt thoát dần khỏi ảnh hưởng của Hán ngữ, trở nên vững vàng và sáng sủa, — điển hình qua phong trào Tự Lực Văn Đoàn từ những năm 1930.

Vấn đề chính của những từ này là tính cách gò bó máy móc trong cách sử dụng. Rõ ràng, chúng chỉ rập khuôn theo mô hình tổ chức xã hội Trung Quốc ngày nay.


mercredi 9 mai 2012

tia X


Những năm gần đây, người ta theo nhau dùng  từ "X quang" thay cho "tia X" hay "quang tuyến X" quen thuộc từ trước. Từ "X quang" này, là nói theo chữ Tàu X光 dịch từ tiếng Anh "X ray" hay tiếng Pháp "rayon X" (*). 

Theo ngữ pháp tiếng Việt, phần bổ túc nghĩa hoặc xác định nghĩa cho một danh từ, thường đặt sau danh từ. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, ta nói "điện thoại di động" thay vì "di động điện thoại" như người Trung Quốc.


photo Internet
Nếu cứ nói đổi mới theo kiểu "X quang" như trên, chắc có ngày thay vì nói: "Bà Hai đi chợ Bến Thành",  ta sẽ nghe nói: "Bà Hai đi Bến Thành – chợ".

Ghi chú:
(*) http://zh.wikipedia.org/wiki/X%E5%B0%84%E7%BA%BF






samedi 5 mai 2012

da liễu

Theo Viện Da Liễu Trung Ương, từ khoa “Da liễu” được hình thành sau khi tiếp quản "khu ngoài da" của Bệnh viện Bạch Mai tháng 10/1954. Sau 1975, "Phân khoa bệnh ngoài da" của bệnh viện Bình Dân Saigon cũng đổi tên thành "Khu da liễu". 

Từ “da liễu” là gom từ hai phần “ngoài da” và “hoa liễu” (gốc Hán, chỉ các bệnh lây qua đường tình dục).

Cách tạo từ mới này có phần hơi rắc rối và không tự nhiên đúng theo cách nói trong tiếng Việt.

Hơn nữa, có nước nào trên thế giới đem một phần nhỏ ("bệnh hoa liễu") đặt ngang hàng với cả một khoa ("bệnh ngoài da")?

Tại sao không giữ lại cách nói sẵn có: “bệnh ngoài da”? Bệnh hoa liễu, chỉ là một phần nhỏ trong những bệnh ngoài da, đã bao hàm trong đó rồi.

Người Pháp dùng chữ “dermatologie”, người Trung Quốc nói là “bì phu bệnh học”, tỏ ra giản dị và giữ đúng bản sắc tiếng nói của họ.



jeudi 3 mai 2012

chất lượng


"Nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm hồ tiêu."


"Chất lượng" trong câu trên nói về "phẩm chất".

Xưa nay, trong tiếng Việt đã có cách nói phân biệt rõ ràng giữa "phẩm chất" và "số lượng". 

(1) photo Internet: "... có rất nhiều sinh tố, sức bổ dưỡng vô song, phẩm chất thượng hạng..."

Tại sao lại phải dùng từ "chất lượng" để thay cho "phẩm chất"?

Thực ra, dùng từ "chất lượng" như vậy chỉ là nói theo người Trung Quốc bây giờ. Theo Hán Ngữ Đại Tự Điển, "chất lượng 質量" có bốn nghĩa sau đây:
1) tư chất khí lượng;
2) trình độ tốt/xấu (của sự vật, sản phẩm hoặc công việc);
3) trình độ tốt/xấu và số lượng;
4) lượng vật chất chứa đựng trong vật thể (Vật lý học, tiếng Pháp: masse).

Câu văn thí dụ ở trên:

"Nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm hồ tiêu."
có thể viết lại như sau: 
"Nâng cao năng suất, sản lượng và phẩm chất hồ tiêu."



Trong những năm gần đây, từ "chất lượng" đã bị lạm dụng một cách không cần thiết.



Chú thích


(1) Bia Larue chế tạo tại Chợ Lớn , trong một nhà máy kể vào hàng vĩ đại và tối  tân  nhất thế giới, La - ve này thêm sức mạnh, có rất nhiều sinh tố, sức bổ  dưỡng vô song, phẩm chất thượng hạng, nên uống lạnh. 61 cl.

Phụ lục

http://cuahangdocodongthap.blogspot.fr/2015/10/bia-la-ve-larue.html
https://www.linkedin.com/pulse/chuyện-la-de-bia-sài-gòn-xưa-dat-nguyen
http://www.leminhquoc.vn/thong-tin-ca-nhan/le-minh-quoc/975-le-minh-tam-kheu-ngon-den-xanh.html?start=10





mardi 1 mai 2012

con tườu

Nhân đọc bài "Tháng Năm"  dịch thơ của Apollinaire, có người hỏi: "Trong bài dịch Bùi Giáng viết con tườu, nghĩa là con khỉ phải không?"

Thưa đúng thế, hai câu sau đây:

Một con gấu một con tườu
Một con chó chạy sau lừa kéo xe

là dịch từ hai câu Pháp văn:

Un ours un singe un chien menés par des tziganes
Suivaient une roulotte traînée par un âne

A, lâu lắm rồi mới gặp lại hai chữ con tườu này. Thường nó được dùng theo nghĩa xấu thì phải. Nhưng trong câu thơ dịch ở đây, nó chỉ có nghĩa giản dị là con khỉ. Tìm xem trong mấy cuốn tự điển Việt Nam không thấy, ngoại trừ cuốn tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức có ghi: "Tườu. Tiếng gọi con khỉ."

photo National Geographic
Sau đây, hãy thưởng thức bản dịch tuyệt vời bài thơ "Mai" của Apollinaire:


 photo dtr 2012


Tháng Năm

Dạo thuyền xuân sắc tháng Năm
Giai nhân đầu núi xa xăm ngóng về
Thuyền trôi cách biệt hai bề
Ai xui liễu khóc đầm đìa bờ ao
Vườn cây ngưng cóng hàng hàng
Cánh hoa thắm rụng như làn môi ai
Ven sông đường đỏ dặm dài
Bước chân du nhạc hình hài hoang liêu
Một con gấu một con tườu
Một con chó chạy sau lừa kéo xe
Từ đâu tiếng địch vọng về
Rập rình quân nhạc đã lê thê chìm
Tháng Năm về điểm sơn xuyên
Trên tàn phế dựng muôn nghìn thảo hoa
Cành miên liễu, gió la đà
Rì rào lau trúc nụ ngà khỏa thân


Bùi Giáng dịch
("Nhà sư vướng lụy", Nxb Văn Học, trang 146).
Mai

Le mai le joli mai en barque sur le Rhin
Des dames regardaient du haut de la montagne
Vous êtes si jolies mais la barque s'éloigne
Qui donc a fait pleurer les saules riverains

Or des vergers fleuris se figeaient en arrière
Les pétales tombés des cerisiers de mai
Sont les ongles de celle que j'ai tant aimée
Les pétales flétris sont comme ses paupières

Sur le chemin du bord du fleuve lentement
Un ours un singe un chien menés par des tziganes
Suivaient une roulotte traînée par un âne
Tandis que s'éloignait dans les vignes rhénanes
Sur un fifre lointain un air de régiment

Le mai le joli mai a paré les ruines
De lierre de vigne vierge et de rosiers
Le vent du Rhin secoue sur le bord les osiers
Et les roseaux jaseurs et les fleurs nues des vignes

Apollinaire